Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

CHÚ GIẢI PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC - TỰ PHẦN

CHÚ GIẢI PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC

Chú giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

TỰ PHẦN
 

Tự Phần lại chia làm hai: Một là Thông Tự, hai là Biệt Tự.

Thông Tự còn gọi là Chứng Tín Tự, các Kinh đều có. Các Ngài Thiên Thai, Gia Tường dựa theo sáu thứ thành tựu trong Pháp Hoa Luận để luận định Chứng Tín Tự.

Sáu thứ thành tựu là như Tông Mật Đại Sư nói: Một là Tín, hai là Văn, ba là Thời, bốn là Chủ, năm là Xứ, sáu là Chúng

Sáu duyên chẳng đủ, giáo pháp chẳng thể hưng khởi được nên phải đủ cả sáu. Do đó, bảo là thành tựu. Dùng sáu điều ấy để chứng thực Kinh Văn, xác quyết đây là lời Phật dạy chân thật đáng tin, vì thế gọi là chứng tín. Hai phẩm đầu tiên của Kinh này thuộc về Thông Tự Phần.

Biệt Tự còn gọi là Phát Khởi Tự, tức là đầu mối phát khởi toàn Kinh vì pháp chẳng thể tự khởi lên một mình. Phát khởi phải có duyên do. Duyên do phát khởi của các Kinh khác nhau nên lại gọi là Biệt Tự.

Chẳng hạn như Kinh Tiểu Bổn A Di Ðà chẳng hỏi tự nói, vô vấn tự thuyết, Kinh này do Thế Tôn phóng quang hiện tướng tốt lành, A Nan thưa hỏi mà nói. Mỗi Kinh chẳng giống nhau nên gọi là Biệt Tự. Phẩm thứ ba của Kinh này thuộc về phần Biệt Tự.

***