Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

ĐẠI PHƯỚC ĐỨC, ĐẠI NHÂN DUYÊN, ĐIỀU NÀY THẬT SỰ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

ĐẠI PHƯỚC ĐỨC, ĐẠI NHÂN DUYÊN,

ĐIỀU NÀY THẬT SỰ KHÔNG THỂ

NGHĨ BÀN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chủ trương rằng, phàm phu chúng ta có thể trực đăng Cửu Phẩm. Chính là lời dạy của Thiện Đạo Đại Sư, vãng sanh Cửu Phẩm ở chỗ ngộ duyên bất đồng. Nếu như bạn gặp được nhân duyên thù thắng, thì bạn sẽ được Thượng Thượng Phẩm vãng sanh, cho nên vấn đề liên quan đến ngộ duyên rất quang trọng.

Từ xưa đến nay chư vị Tổ Sư thường nói: Đại phước đức, đại nhân duyên, điều này thật sự không thể nghĩ bàn, nếu bạn nhận biết được, thì đó là đại trí huệ, nếu bạn nắm bắt được cơ hội này, không để mất cơ hội, thì đó là phước báo lớn. Chúng ta thấy từ những ví dụ của người xưa, thân cận thiện tri thức, có người suốt cuộc đời không rời xa.

Tăng Đoàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những người đệ tử Ngài, đã làm mẫu mực cho chúng ta thấy, những người đó họ biết được Đức Thế Tôn là vị thầy tốt, biết được Đức Thế Tôn là vị đại thiện tri thức, nên thân cận Ngài, không rời xa Ngài.

Trong số đệ tử có người theo Ngài mười mấy năm, hai mấy năm, ba mấy năm, có người theo Ngài suốt cuộc đời, đến khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn mới thôi, Đức Phật còn tại thế thì không xa rời ngài một ngày nào hết.

Ngày nay chúng ta biết được, một ngàn hai trăm năm mươi năm vị này, trong đó có biết bao nhiêu vị là Chư Phật Bồ Tát tái lai, phàm phu không hiểu, họ đã làm mẫu mực để cho chúng ta thấy: Làm thế nào mới có thể thành tựu đạo nghiệp?

Thế nào gọi là hộ trì Phật Pháp, cách làm của họ đã nói lên điều này, người hướng đạo. Trong đó giống như diễn viên diễn kịch vậy, có người thị hiện thông minh, trí huệ, thần thông, thị hiện những thứ này, tất cả đều học với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Thượng thượng căn, chuyên tiếp thượng căn, học với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có một số người thị hiện phàm phu, ngu si, độn căn, họ cũng một đời học với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không rời, Bàng cập trung hạ. Chúng thường theo Đức Thế Tôn có hơn ngàn người, trong đó có đủ tam căn thượng trung hạ. Dưới đây đã nói lên điều này.

Vì sao lại nói như vậy?

Nói như vậy ở đây là chân tướng sự thật, Tăng đoàn thời đó thật sự là như vậy. Đản thử vị chuyên tiếp thượng căn giả, cái khủng thế gian thiển kiến chi sỹ. Mỗi vị Tịnh Tông, nãi trai công trai bà chi hành, nhi bỉ thị chi, cố tác thị thuyết, dĩ tế chi dã.

Đã nói lên dụng ý ở đây rồi, sợ người ta nói pháp môn Tịnh Độ là chuyên tiếp dẫn những bà già, ông già, bà già.

Còn người có trí huệ lớn, có phước đức lớn, họ không học pháp môn này, làm khơi dậy lòng hoài nghi của người đời, cho nên từ xưa đến nay có rất nhiều người thông minh, có trí huệ, có địa vị, có phước đức lớn, đều quy y Tịnh Độ chuyên niệm Phật A Di Đà, làm mẫu mực cho người thế gian.

Bởi vì Kinh Luận của Tịnh Độ thấy rất đơn giản, bộ Kinh này có chú giải, nếu không có chú giải, chỉ xem bạch văn, một cuốn rất mỏng, người ta xem thường nó. Khi tôi mới học Phật, khởi lòng tin đối với Tịnh Tông, đã mất khoảng thời gian khoảng hai mươi năm, thầy Phương không giới thiệu cái này, không giới thiệu Tịnh Tông.

Chương Gia Đại Sư cũng không giới thiệu Tịnh Tông, khi tôi thân cận thầy Lý, thầy mới giới thiệu cho tôi biết, tôi bán tín bán nghi. Thầy ấy đã dùng rất nhiều phương tiện thiện xảo để dạy tôi, nhưng tôi vẫn không hề lay động, tôi đã từng nói với quí vị rất nhiều lần rồi, tôi tiếp nhận Tịnh Tông là do giảng Kinh Hoa Nghiêm.

Giảng Kinh Hoa Nghiêm mười mấy năm, giảng được một nửa, vào thời đó giảng Kinh Hoa Nghiêm một tuần giảng ba lần, hai lần giảng về Bát Thập Hoa Nghiêm, một lần giảng về Tứ Thập Hoa Nghiêm, cả hai đều giảng được khoảng một nửa.

Trong Kinh Hoa Nghiêm thấy ngài Văn Thù và Phổ Hiền đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, hơn nữa dẫn theo trong Pháp Hội Hoa Tạng, gồm bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ đồng quy Cực Lạc, về đó học với Phật A Di Đà, tôi đọc đến đoạn Kinh này, đã lãnh hội được ý nghĩa của nó một cách sâu sắc.

Thế Giới Hoa Tạng không tốt sao?

Phật Tỳ Lô Giá Na không bằng Phật A Di Đà sao?

Đây là những vấn đề của tôi.

Vì sao ngài Văn Thù và Phổ Hiền, lại muốn dẫn hết những người đó về Thế Giới Cực Lạc?

Sự việc này đã xuất hiện trong Kinh Hoa Nghiêm, đương nhiên cái lý này vẫn còn ở trong Kinh Hoa Nghiêm, đọc lại tỉ mỉ Kinh Hoa Nghiêm thì sẽ hiểu thôi. Bồ Tát ở Thế Giới Hoa Tạng, đoạn tận bốn mươi mốt phẩm tập khí vô minh, cần phải ba đại A tăng kỳ kiếp, thời gian dài như thế.

Những vị pháp thân Bồ Tát này, nếu như về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, ở đó tu tập, như các vị pháp thân Bồ Tát đây, thì bốn mươi mốt phẩm tập khí vô minh, thì chỉ trong một thời gian ngắn là đoạn tận. Động tác này thật sự quá giỏi, đã nâng cao pháp môn Tịnh Độ, chẳng những nâng cao bằng với Hoa Nghiêm, mà còn siêu việt hơn Hoa Nghiêm nữa.

Chỗ trở về cuối cùng của Hoa Nghiêm, sự thành tựu viên mãn, là ở chỗ Thập Đại Nguyện Vương quy hướng Cực Lạc. Thế nên tôi đã quay đầu lại thật sự đọc Tịnh Độ Ngũ Kinh, đã có lòng tin vững chắc đối với Tịnh Độ Tông, cho nên tôi nghĩ đến người xưa thường dạy, pháp môn này gọi là pháp khó tin.

Con đường chính bản thân tôi đi, phải mất hơn hai mươi năm, giảng Kinh Lăng Nghiêm, giảng đại ý Kinh Pháp Hoa, giảng Kinh Hoa Nghiêm, tôi mới làm quen với Tịnh Độ, thật là không dễ. Nếu như tôi không có một số nền tảng của các bộ Đại Kinh này, thì đối với Tịnh Độ vẫn bán tín bán nghi.

Sau này thấy rất nhiều các bậc Cổ Đức, chúng ta thật sự còn kém họ rất nhiều, theo không kịp, họ đều chọn pháp môn này, tuyệt đối chẳng phải là ngu si đâu, chắc chắn trong đó có lý do của họ, khiến cho chúng ta tiếp nhận, thật sự tiếp nhận, nghiêm chỉnh học tập.

Tịnh Độ Ngũ Kinh giảng qua một lần, ngay cả Vãnh Sanh Luận cũng giảng một lần, Kinh Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ là giảng nhiều nhất.

***