Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

ĐẠI SƯ THỪA VIỄN * LIÊN TÔNG TAM TỔ

ĐẠI SƯ THỪA VIỄN

LIÊN TÔNG TAM TỔ

Kết tập: Đệ tử Đại Sư Thừa Viễn
 

Thừa Viễn Đại Sư, người đời Ðường, nguyên quán từ đâu, chưa rõ được xuất xứ. Ban sơ, Ngài theo học với Ðường Thiền sư ở Thành Ðô, kế lại học với Tản Thiền Sư ở Tứ Xuyên. Sau Ngài đến Kinh Châu tham học với Chân Pháp Sư ở Chùa Ngọc Tuyền.

Sau khi học nghiệp đã xong, tu hành đã ngộ, Chân Công khuyên Ngài lên đến Hoành Sơn để ứng duyên Hoằng Hóa. Trước tiên khi mới đến, Ðại Sư cất thảo am dưới gộp đá phía Tây Nam non Hoành. Người đạo tâm hay biết, đem cúng cho thức ăn thì Ngài dùng, hôm nào không có thì ăn bùn đất, tuyệt không hề đi quyên xin. Khổ tu như thế, đến nỗi mình gầy mặt nám, trên thân chỉ còn một chiếc Y cũ rách.

Về phần truyền giáo, Ðại Sư đứng theo lập trường trung đạo, tùy căn cơ mỗi người mà quyền biến chỉ dạy. Thấy cư dân quanh vùng phần nhiều nghèo khổ tật bệnh, Ngài rộng truyền pháp môn Tịnh Ðộ, khuyên mọi người đều nên niệm Phật.

Trên đá, nơi gốc cây, ven đường, nơi tường vách, bên hang đá hoặc suối khe, Ðại Sư đều có viết lời Thánh Giáo, khuyên tỉnh ngộ lẽ đạo việc đời, cần chuyên niệm Phật.

Do đức hóa của Ngài, từ đó không cần chỉ dẫn nhiều, mà lần lượt kẻ mang vải, gạo, người khiêng đá gỗ, đến càng lúc càng đông, xây dựng thành cảnh Chùa, đến nỗi có dư bố thí cho kẻ nghèo đói. Ngài vẫn thản nhiên, không khước từ cũng không khuyến khích, để họ xây cất sửa dọn tùy tâm.

Chẳng mấy lúc nơi vùng hoang sơn trước kia, đã trở thành cảnh lan nhã thanh u, đồ sộ. Về sau, bốn phương xa gần người tín hướng quy y niệm Phật càng nhiều, như nước trăm sông đổ về biển, phải lấy số vạn mà kể.

Trước đó, có Ngài Thích Pháp Chiếu ở Lô Sơn, một hôm nhập định, thần thức dạo chơi cõi Cực Lạc. Bên Đức Phật, thấy có vị Tăng mặc áo rách đứng hầu.

Ðức A Di Ðà chỉ vị Tăng ấy mà bảo rằng: Ngươi có biết chăng, người này là Sa Môn Thừa Viễn ở Hoành Sơn đấy. Sau khi xuất định, Pháp Chiếu đến Hoành Sơn tìm. Lúc gặp Thừa Viễn Đại Sư, nhìn đúng là vị Tăng áo rách mà mình đã thấy, liền xin theo làm đệ tử.

Về sau, Ngài Pháp Chiếu đi truyền giáo khắp nơi, danh đức rộng lớn, được Vua Ðại Tông nhà Ðường phong làm Quốc Sư. Nhân khi nhàn nhã, Quốc Sư thuật lại đạo hạnh của Thầy mình cho Vua nghe.

Ðại Tông muốn thỉnh Ngài Thừa Viễn lai Kinh để học đạo, nhưng rồi tự biết đó là bậc Chí Đức không thề vời rước được, liền xây về phương Nam, hướng phía Hoành Sơn mà đảnh lễ.

Kế đó, Vua truyền chỉ phong tặng chỗ ở của Ngài hai tấm biển một tấm đề Sắc Tứ Di Ðà Tự, tấm kia niệm mấy chữ Bát Chu Tam Muội Ðạo Tràng. Vua lại truyền cho ông Liễu Tôn Nguyên soạn bài văn ký sự khắc vào bia đá, dựng bên cổng trước Chùa. 

Vào năm Trinh Nguyên thứ mười tám đời Ðường, nhằm ngày mười chín tháng bảy, Ðại Sư an lành Thị Tịch thọ chín mươi mốt tuổi.

*