Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

KHÔNG TIN, VẪN CÓ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

KHÔNG TIN, VẪN CÓ

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không


Người lợi căn thường được thế gian gọi là kẻ thông minh, nhạy bén, những người ấy thường sùng bái lý luận, thiên chấp lý luận, đối với sự tu hành trong thực tế và sự tướng thường sơ sót, thường chấp không.

Nhà Thiền dễ mắc bệnh này, Tánh Tông như Tam Luận Tông chẳng hạn, cũng dễ mắc bệnh này, chấp không. Vì người ấy chấp trước lý không, căn bản là chẳng tin tưởng Tây Phương có Tịnh Độ, không tin có Thế Giới Cực Lạc, càng không tin đới nghiệp có thể vãng sanh. Loại người này hết sức đáng sợ.

Trong Kinh, Đức Phật từng dạy: Ninh khả chấp hữu như Tu Di sơn, bất khả chấp không như giới tử. Thà chấp có như núi Tu Di, đừng chấp không chừng bằng hạt cải. Giới tử là hạt cải, tỷ dụ sự nhỏ nhoi. Chấp không dẫu một chút tí, cũng làm hỏng chuyện lớn.

Vì sao?

Chẳng cứu được.

Vì sao nói chẳng cứu được?

Kẻ ấy chẳng tin Phật Pháp, chẳng thể cứu. Chấp trước có, dẫu chấp trước nghiêm trọng đến mấy đi nữa, vẫn còn cứu được, Phật còn có thể độ người ấy. Người ấy chấp có, có nhân quả báo ứng, tối thiểu sẽ chẳng dám làm chuyện xấu. Có Tây Phương Tịnh Độ, người ấy niệm Phật cũng thật sự có thể vãng sanh, người ấy chấp có.

Nếu chẳng tin nhân quả báo ứng, chuyện gì xấu cũng đều dám làm, vì sao?

Kẻ ấy chẳng tin có quả báo. Chuyện ấy chẳng phải là quý vị tin thì có, không tin bèn chẳng có. Nếu đúng là như vậy, ta thà chẳng tin còn hơn.

Không tin, vẫn có nhân quả báo ứng. Do vậy, nhất định phải biết chân tướng sự thật. Kẻ lợi căn càng đáng sợ, họ có thể khéo ăn nói, thế trí biện thông, và cũng có biện tài kha khá, cũng nói khiến cho hoa trời rơi tứ tung, người nghe cũng cảm thấy rất có lý. Thật ra, kẻ ấy đã nói sai be bét.

***