Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

MẤY ĐIỆU SEN THANH - TẬP HAI MƯƠI NĂM - CƯ SĨ TÀO VÂN TÔN

MẤY ĐIỆU SEN THANH

Giảng giải: Cư Sĩ Bành Tế Thanh
 

TẬP HAI MƯƠI NĂM

CƯ SĨ TÀO VÂN TÔN
 

Cư sĩ Tào Vân Tôn pháp danh Liu Nghĩa, người ở huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Ông nhà nghèo, sanh nhai bằng nghề buôn bán, tánh hiếu thuận, ưa bố thí làm lành. Vì thuở bé mồ côi bị thất học, nên lúc gia tư đã hơi khá, ông xuất tiền xây cất trường học, rước thầy dạy dỗ để giúp trẻ em trong vùng.

Thân mẫu ông là Đàm Thị tin Phật, từng phát nguyện triều lễ Chùa núi Phổ Đà và Cửu Hoa, song chưa kịp đi mà đã tạ thế. Vì muốn làm tròn tâm nguyện của mẹ, nên vào tháng hai năm Quý Mão thời Quang Chữ Nhà Thanh, Vân Tôn sắm cúng phẩm đi triều lễ thành tích núi Cửu Hoa.

Xong việc đó, kế tiếp lại triều lễ non Phổ Đà. Khi đổ thuyền lên bộ, đến rừng Tử Trúc Lâm, ông thấy mẫu thân ngồi nghim nhiên nơi trong, liền mừng rở kêu gọi chạy vội đến, bỗng hình tượng chợt tan biến, ông bi cảm đứng thương khóc. Một vị Tăng ở trong Chùa, thấy thế làm lạ bước ra thăm hỏi.

Sau khi biết được nguyên do, Tăng Sĩ bảo: Đó là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân để an ủi lòng hiếu cảm của ông. Thế thì việc hoàn nguyện thay cho mẹ của ông, đã được Ngài chứng giám. 

Sau khi lễ điện Lạc Già xong xuống thuyền trở về, Vân Tôn thấy trên mặt biển nổi hiện đóa hoa sen ngàn cánh. Trên hoa có Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi kiết già, tướng tốt trang nghiêm kỳ diệu. Mục kích cảnh tượng, ông mừng thương lẫn lộn, sanh lòng tin rất thiết sâu.

Về sau, khi được gần gũi Ấn Quang Pháp Sư, Vân Tôn mới biết pháp môn niệm Phật. Ông từng đến Chùa Lô Sơn ở huyện Cửu Giang, cùng các Chùa khác tổ chức những kỳ Phật Thất và đề xướng pháp môn Tịnh Độ. Mùa hạ năm Quý Sửu ông xả cúng nhà ở cửa sang lại thành ngôi Niệm Phật Lâm.

Đến mùa hạ, năm Kỷ Tỵ, lại kết lập hội Đông Lâm Liên Xã, lấy nơi đây làm trụ sở. Vân Tôn cùng với vị Sư Trụ Trì ký vào quy ước đem trú xứ này cúng dường cho mười phương Tăng, mở đón tiếp chúng các nơi, tự ông đảm nhiệm chịu phần kinh phí.

Qua cuối đông lại trù định cất ngôi điện các thờ Thánh Tượng Đức Vân Thù. Khi vật liệu xây cất như ngói gạch, gỗ đá vừa đầy đủ, tượng cũng đã thỉnh về, thì ông lâm bệnh.

Sang xuân Canh Ngọ, vào ngày mười chín tháng hai, nhằm lễ vía Đức Quán Thế Âm, Vân Tôn mời các vị cư sĩ tập họp lại và nói: Văn Thù Bồ Tát đã hứa ba hôm sau sẽ đến rước tôi về cõi cực lạc, xin mời chư vị đúng kỳ hạn đến trợ niệm để đưa nhau lần cuối cùng. Các cư sĩ nghe nói lấy làm kinh lạ. Trước khi lâm chung, ông gọi con trai lớn là Thiên Chương, nấu nước cho mình tắm gội và thay y phục mới sạch.

Xong mọi việc, ông lại phú chúc bảo: Thời kỳ vãng sanh của cha đã đến không thể lưu lại được. Mọi sự kiện nơi Đông Lâm Liên Xã cùng việc kiến tạo điện các Đức Văn Thù, con phải nối chí duy trì và hoàn thành chớ nên sót. Nói xong ngỏ lời giã biệt các liên hữu, ngồi kiết già ngay ngắn và cầm chuỗi niệm Phật giây lát, rồi mãn phần giữa tiếng xưng niệm hồng danh của đại chúng. 

Bấy giờ nhằm tiết Xuân phân năm Dân Quốc thứ 19 - 1930. Ông thọ được sáu mươi ba tuổi.

***