Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

SANH VỀ PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ ĐỘ, VẪN CÓ THỂ THAY ĐỔI TẤT CẢ ĐIỀU ÁC THÀNH ĐẠI TỪ BI

SANH VỀ PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ ĐỘ,

VẪN CÓ THỂ THAY ĐỔI TẤT CẢ

ĐIỀU ÁC THÀNH ĐẠI TỪ BI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Định sanh Phật tiền, bạn xem những chữ này dùng khẳng định biết bao, để cho bạn không còn một chút nghi ngờ nào nữa. Nhất đắc vãng sanh, tuy là hạ hạ phẩm vãng sanh về Phàm Thánh đồng cư độ, vẫn có thể thay đổi tất cả điều ác thành đại từ bi. Rốt ráo đoạn ác tu thiện, rốt ráo chuyển mê khai ngộ.

Khi nào vậy?

Khi sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, tuy là hạ hạ phẩm vãng sanh về Phàm Thánh đồng cư độ cũng như vậy. Đúng là không thể nghĩ bàn.

Thành đại từ bi, nói lên rằng không phải là tiểu thừa, tiểu thừa không có đại từ bi. Từ đó cho thấy, Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là đại thừa, Tu Đà Hoàn, A La Hán, sanh về Thế Giới Cực Lạc cũng thành đại từ bi, tâm lượng của những vị này lập tức mở ra, vô duyên đại từ, đồng thể đại bi trong tự tánh tự nhiên lưu xuất, đó là bổn nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia trì cho.

Hoàng lão dạy chúng ta rằng, trên đây Đức Thế Tôn đại từ chí hiếu khuyên phụ vương, chỉ khuyên niệm Phật, ý này rất thâm sâu, đoạn này chúng ta cần nên lãnh hội một cách sâu sắc, bạn xem Đức Phật Thích Ca Mâu Ni độ cho cha mình, không nói những pháp môn khác, chỉ khuyên niệm Phật.

Cho thấy, vô lượng pháp môn chẳng pháp nào là không thù thắng, nhưng phàm phu chúng sanh chẳng thể tu được, pháp môn đại thừa thật sự thù thắng không gì bằng.

Vì sao Đức Thế Tôn không cho phụ thân tu những pháp môn khác, không khuyên cha tu thiền, không khuyên cha Trì Chú?

Không khuyên cha nghiên cứu giáo lý, mà chỉ khuyên cha niệm Phật. Chúng ta nên suy nghĩ xem. Chỉ có pháp môn chuyên lòng niệm Phật, là thích hợp nhất, và nương vào pháp môn niệm Phật, quyết có thể được vãng sanh.

Vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, chính là thành Phật, tuy ở trong Đồng cư độ chưa thành Phật, ở trong Phương tiện độ cũng chưa thành Phật, chắc chắn một đời thành Phật, được Vô lượng thọ, thọ mạng dài, chắc chắn thành tựu.

Hơn nữa thiện căn phước đức nhân duyên thâm hậu, đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc cũng không đổi pháp môn nào khác, cũng không muốn tu pháp môn khác, chỉ một câu danh hiệu niệm đến cùng, chóng thành Phật.

Nguyên nhân gì vậy?

Người này được niệm Phật tam muội.

Đức Phật giảng dạy trong giáo lý đại thừa rất nhiều: Niệm Phật tam muội, tam muội trung vương, các vị còn nhớ câu này hay không?

Tam muội là thiền định. Niệm Phật tam muội, là Vua trong các tam muội, không gì thù thắng bằng, được định, định có thể sanh huệ, Vua của tam muội là người này có trí huệ, chắc chắn là trí huệ bát nhã cứu cánh viên mãn.

Có trí huệ rồi, mười phương tam thế nhất thiết Chư Phật, đã nói vô lượng vô biên pháp môn, chẳng phải người này đã thông đạt được hết hay sao?

Đạo lực thần thông của Chư Phật Như Lai, vạn đức vạn năng, chẳng phải đồng thời đầy đủ hay sao?

Đây thật sự là con đường tắt thành Phật. Pháp môn này tìm ở đâu ra chứ. Tuy ở Trung Quốc rất phổ biến, người niệm Phật lại rất đông, nhưng có được mấy người thật sự hiểu được lý này, thật sự phát tâm tu. Thật sự phát tâm nghĩa là buông bỏ được hết vạn duyên, mới gọi là chân phát tâm.

Tâm của bạn thật sự được thanh tịnh, thật sự diệu dụng được, sau khi diệu dụng được, kế đến lợi người, giúp đỡ cho người khác. Bạn chưa buông bỏ được, đối với lý của chân tướng sự thật, bạn vẫn chưa thấu triệt, cho nên chưa thể buông bỏ được.

Thật sự thấu triệt, thật sự hiểu rõ, biết rằng thiên Kinh vạn Luận cũng không ra ngoài một câu danh hiệu Phật, chỉ cần niệm một câu này đến thông đạt, thông đạt đến đâu?

Thông đạt đến tự tánh. Tất cả Kinh Điển, pháp thế gian và xuất thế gian, không một pháp nào bạn chẳng thông đạt. Khi được vãng sanh bèn có thể chuyển ác thành thiện. Trên đây nói có thể cải biến tất cả điều ác thành đại từ bi, ở đoạn này lại nói bèn có thể chuyển ác thành thiện.

Phương tiện diệu dụng của niệm Phật, hiển thị vô dư. Ấn Quang Đại Sư dạy người ta đem chữ tử dán ở trên trán. Câu này nói lên rằng, thời thời khắc khắc nghĩ đến mình sẽ chết.

Tôi thường dạy mọi người, hãy coi ngày hôm nay, là bữa cuối cùng mình sống trên thế gian này, thì còn có gì không buông bỏ được chứ?

Nếu như mình còn có ngày mai, ngày mốt, còn có sang năm, còn có năm tới, thì những việc vướng bận của bạn sẽ còn rất nhiều, những chuyện vướng mắc này đối với bạn không hề có chút lợi lạc nào.

Vì sao vậy?

Vì đó là sự vướng bận trong sanh tử.

Nếu như biết hôm nay là ngày cuối cùng của mình, thì chúng ta thử nghĩ xem hôm nay chúng ta nên làm gì?

Ngoài việc trì danh niệm Phật ra, tôi không làm gì hết.

Các bạn nghĩ thử xem có phải như vậy không?

Toàn tâm toàn ý cầu sanh Tịnh Độ.

Tôi có tâm đồng tình, tôi có tâm lân mẫn, thấy chúng sanh khổ não trên thế gian này, trong đó còn có thân bằng quyến thuộc của mình, tôi thật sự muốn giúp cho họ, bây giờ thì không được, lực bất tòng tâm mà, sau khi tôi về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thấy được Phật A Di Đà, được làm Bồ Tát A duy việt trí và được Phật A Di Đà gia hộ, mình có thể lập tức tái sanh chẳng?

Được. Lập tức có thể trở lại, trở lại thì bạn sẽ được giống như Phật, trí huệ, thần thông, đạo lực, phương tiện thiện xảo, thì bạn có thể đi giúp cho mọi người, nếu bạn không trở lại thì bạn không thể giúp được gì.

Hiểu rõ được sự thật chân tướng của lý này, thì danh hiệu Phật bạn sẽ không rời miệng, trong tâm bạn sẽ không còn vướng bận những thứ vớ vẩn nữa, mỗi tâm niệm đều là Phật A Di Đà. Thật sự không thể nghĩ bàn, như thế mới thật sự thâm nhập được phương tiện diệu dụng của niệm Phật.

Chúng ta coi tiếp đoạn dưới. Cứ thượng Kinh trung, Thế Tôn khuyên phụ vương niệm Phật, vị nhất thiết chúng sanh tại sanh tử trung, niệm Phật chi tâm hệ niệm bất chỉ. Phật ý sở chỉ chi niệm Phật, nãi tứ chủng niệm Phật trung chi trì danh niệm Phật.

Đây là bốn cách niệm Phật trong Kinh Tạng Tịnh Độ Tông, bốn cách niệm Phật không giống nhau, cách nào tiện nhất?

Cách nào chắc chắn nhất?

Cách nào nhanh nhất?

Chắc chắc các bạn niệm Phật sẽ hỏi như thế.

Chúng ta nên chọn cách nào?

Tiểu bổn Kinh Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ, đều nói đến trì danh niệm Phật. Cho nên dưới đây nói niệm Phật có bốn cách.

Thứ nhất là trì danh niệm Phật, thứ hai là quán tượng niệm Phật, thứ ba là quán tưởng niệm Phật, thứ tư là thật tướng niệm Phật. Thứ tự sắp xếp này, trong nhiều Kinh Điển đem thật tướng niệm Phật để ở số một, trì danh niệm Phật để cuối xắp ở cuối cùng. Ở đây Hoàng lão Cư Sĩ để trì danh niệm Phật ở số một.

Vì sao vậy?

Vì bổn Kinh sở tông. Dưới đây chúng ta giải thích về bốn cách niệm Phật, thứ nhất là trì danh niệm Phật, là tông chỉ của bộ Kinh này, xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Sở tông, tông ở đây nghĩa là tu tập, phương hướng, mục tiêu, tổng cang lãnh chủ yếu.

Tu tập chính của pháp môn này là gì?

Tu tập chính của chúng ta, chính là một câu lục tụ hồng danh, nhất tâm xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Xưng là niệm ra tiếng, miệng niệm.

Còn niệm?

Niệm là ý niệm, niệm ở trong tâm. Xưng là miệng đọc, niệm là tâm đọc, tâm miệng nhất như, trong ngoài bất nhị, người này gọi là chân thật niệm Phật. Dưới đây dẫn chứng lời dạy của Thiện Đạo Đại Sư.

Thiện Đạo Đại Sư dạy, duy có con đường tu tập xưng niệm A Di Đà Phật, con đường ở đây là đường gần, một con đường gần nhất, con đường phàm phu thành Phật gần nhất, thời gian ngắn nhất, đạt hiệu quả nhất, đó là đản niệm A Di Đà Phật, đản ở đây có nghĩa là chuyên niệm, không có bất cứ một tạp niệm nào trong đây, gọi là đản niệm, nếu trong đó còn có những tạp niệm khác là sai rồi.

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát viết trong cuốn Tây Phương Xác Chỉ, dạy chúng ta rằng, niệm Phật nên niệm thế nào?

Không hoài nghi, không tạp niệm, không gián đoạn. Những điều vị Bồ Tát này dạy và Đại Thế Chí Bồ Tát, nói ở Pháp Hội Lăng Nghiêm hoàn toàn giống nhau.

Đại Thế Chí là trợ giáo của Phật A Di Đà nơi Cõi Tây Phương Cực Lạc, Quán Âm và Thế Chí là trợ giáo, là bậc thượng thủ của Bồ Tát nơi cõi tây phương, giống như lớp trưởng của chúng ta ngày nay. Dạy chúng ta phương pháp niệm Phật. Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục, hai câu tám chữ này.

Đô nhiếp lục căn nghĩa là sao?

Dùng ngôn ngữ thời nay mà nói, thì đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên. Tất cả đều buông bỏ, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, lưỡi không nếm vị, cũng có nghĩa là lục căn buông bỏ lục trần, không tiếp xúc, đô nhiếp lục căn, lục căn quay vào trong không hướng ra ngoài phan duyên nữa, sau đó bạn mới có thể đạt được tịnh niệm tương tục.

***