Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM - LỄ THỨ BẢY

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ BẢY
 

Nhất tâm quán lễ, Vô Lượng Thọ Phật, diệc hiệu Vô Lượng Quang Phật, diệc hiệu Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Đẳng Quang, diệc hiệu Trí Tuệ Quang, Thường Chiếu Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Giải Thoát Quang, An Ổn Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Bất Tư Nghị Quang, Quang Trung Cực Tôn, Phật Trung Chi Vương, A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật xưng ba lần, một lạy.

Nhất tâm quán lễ, Vô Lượng Thọ Phật, diệc hiệu Vô Lượng Quang Phật, đoạn này, diệc hiệu Vô Lượng Quang, sau đó thì nói, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Đẳng Quang, diệc hiệu Trí Tuệ Quang, Thường Chiếu Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Giải Thoát Quang, An Ổn Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Bất Tư Nghị Quang, đây là mười hai Quang Phật, bắt đầu từ Vô Lượng Quang.

Những danh hiệu Phật này trong mười hai Quang Phật đây, cũng đều là danh hiệu của A Di Đà, do đó A Di Đà là quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. Các loại diệu dụng của Phật ở trong quang, biểu hiện ra mười hai vị Quang Phật, đồng thời đều là Phật A Di Đà. Vô Lượng Thọ là thể, là chỉ thời gian, vĩnh viễn không dừng nha. Cái gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại, cái này gọi là tam tế.

Tam tế nhất như, tam tế là như một, không có biến đổi, đây là Vô Lượng Thọ.

Vô Lượng Quang thì sao?

Chính là biến nhất thiết hư không, biến nhất thiết xứ.

Vì thế một cái là thụ, một cái là hoành, thời gian là dọc, không gian là ngang. Vô Lượng Quang, ánh sáng này là khắp mọi nơi đều chiếu đến, thì biến nhất thiết xứ.

Do đó chứng tỏ vị Phật này là ở chiều thẳng đứng đi tận cùng tam tế, quá khứ, chư vị cũng vĩnh viễn tìm không được đầu nguồn nha, vị lai, chư vị trước sau cũng tìm không thấy kết thúc nha, đây là thường trụ mà, đây là Vô Lượng Thọ, biến nhất thiết xứ này, không có biên tế, Vô Lượng Quang.

Đồng thời danh hiệu Vô Lượng Quang này cũng có thể giải thích là vô lượng công đức của ánh sáng. Đồng thời Vô Lượng Quang Phật cũng hiệu là Vô Biên Quang Phật. Vô Biên Quang chư vị có thế giải thích đơn giản dễ hiểu, nói cái biên này không có bờ mé, đây là đại, chư vị tìm không được cái mép cạnh, vậy cực lớn nha, cách giải thích này rất dễ.

Giải thích thêm một bước nữa, cái biên đó là gì?

Chính là một danh từ trong Phật Giáo, cái gọi là biên chỉ cho biên kiến bên trong kiến hoặc. Cho nên chúng ta đều đoạn kiến tư hoặc, mà mê hoặc lớn nhất, thô nhất chính là kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc, chúng sanh đã ở trong cái mê hoặc, trong ngu si này, cái này gọi là hoặc. Đoạn hoặc rồi mới có thể chứng được chân như chính mình. 

Kiến tư hoặc, trước hết là kiến hoặc, Sơ quả đã phá kiến hoặc. Kiến hoặc có mười loại, chính là thân kiến, cứ luôn thương tiếc cái thân thể này, cứ luôn muốn nuôi cái thân thể này, luyến tiếc cái thân thể này. Do đó hiện tại rất nhiều khí công, ngoại đạo, trước hết chính là tà kiến này, thì gọi là thân kiến, đây là kiến hoặc.

Chư vị lưu luyến cái thân thể này, cho nên rất nhiều chị em phụ nữ rất khó mà rời ra cái thân thể này của họ, bởi vì họ yêu thích cái thân thể này của họ cực kỳ, cảm thấy rất trang nghiêm, rất đủ kiểu v.v... cái này thì thuộc về thân kiến.

Biên kiến là cái gì vậy?

Cái biên thì không phải biên của bờ mé, chính là một sự việc có thể phân thành hai bên để xem, chính là một phía của mâu thuẫn. Tất cả sự việc đều có mâu thuẫn, mâu và thuẫn, chính là mâu có một bên, thuẫn có một bên, có thị có phi, thị là một bên, phi là một bên, tất cả đều có hai bên. Mâu thuẫn có hai bên, hai bên này đang đối đãi, đang đấu tranh.

Thực tế Thế giới của nhị này chính là như vậy, tất cả đều có hai mà. Vô biên chính là không còn đối đãi rồi, không còn cái biên này rồi. Bất nhị, tất cả đều bất nhị rồi, tất cả đã bình đẳng rồi, bình đẳng thì không đối lập nữa rồi. 

Vì thế Phật sau cùng thành là Bình Đẳng Giác, Kinh Vô Lượng Thọ phần Hán dịch, Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác là danh hiệu của A Di Đà, chỉ có Phật thì đạt được đại bình đẳng.

Chúng ta phải tu, phải tu từ bi hỷ xả, rất nhiều người, thậm chí đến người truyền pháp cũng đã giảng sai những danh từ này, cho rằng cái xả này phải từ bi nha, phải từ phải bi, phải hoan hỷ, phải thí xả như vậy để giảng, giảng cạn rồi, giảng quá cạn rồi, không phải nghĩa gốc.

Có rất nhiều điều, thì do từ miệng Hòa Thượng nói ra, có những điều vô cùng sai lầm, trình độ rất thấp nha. Cái xả này là xả bỏ mâu thuẫn của tất cả phân biệt, tất cả bên, tất cả đối lập đó của chư vị, mà có thể nhìn những sự việc này được bình đẳng.

Do vậy hôm qua vấn đề đó của chư vị: Nếu chư vị bình đẳng, chính là nói bất kể chư vị nói gì, bất kể chư vị đối đãi tôi ra sao, tôi đều là bình đẳng đối đãi chư vị. Vì thế Phật Giáo là oan thân bình đẳng mà, có oan với tôi và có thân với tôi việc này vốn là hai cực đoan, đây là biên, học Phật thì là phải biết biên kiến này không còn, oan và thân là bình đẳng.

Do đó chúng ta học Phật chính là phải học ở những chỗ này, đương nhiên thật không dễ dàng, học không được, nhưng phải nổ lực tiếp tục để học.

Đây là một thái độ chính xác, là phải bình đẳng nha, hơn nữa oan thân bình đẳng nha, đem chữ oan kê vào phía trước thân, cách xếp đặt này không phải là tùy tiện đâu, chính là lúc chư vị thật sự muốn độ, trước hết độ có oan nha, đây là sự vĩ đại của Phật Giáo đấy. 

Trước kia nói đến Đề Bà Đạt Đa, hại Phật như thế, mãi cho đến một đời này của Phật vẫn còn hại Phật, mà Phật cảm ân nha, thành tựu của ta đều bởi do Đề Bà Đạt Đa, đã thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa đấy. Tất cả những điều này, sự vĩ đại, trí tuệ, tất cả điều này của Phật, chúng ta hoàn toàn bái phục, năm vóc sát đất đấy.

Đây không phải là kiểu sùng bái mù quáng, chúng ta cho dù nói, chư vị cái uy quyền lớn, sau khi tôi lạy chư vị, thì chư vị phù hộ tôi, thì đạt được lợi ích nha. Đây là một loại quan điểm rất thấp, rất ngu si, một cách nhìn điên đảo, là sai lầm. Cho nên phải xả bỏ cái biên này.

Vô Biên Quang, cái quang này nó là do trí tuệ của đại bình đẳng mà phóng ra, vì thế thấy được ánh sáng này cũng chính là có thể gia trì chư vị vứt bỏ những phân biệt này, không còn những biên này nữa.

A Nan Ngài đã không còn biên kiến rồi, nhưng Ngài vẫn bị nữ Ma Đăng Già đến, vẫn có lúc cô ta có sức mạnh của Thần Chú, A Nan suýt nữa sắp phá giới, chính là bởi vì Ngài không tỏ tường, Ngài vẫn còn cái ngã đấy. Cho nên là vô biên, cái biên này chúng ta phải xả, đây vẫn không phải là sự việc cao thâm nhất, vẫn là sự việc phía trước. 

Vô Ngại Quang, người ta đều nói tự tại vô ngại mà, không còn chướng ngại, có thể tự tại. Vì thế Quán Tự Tại Bồ Tát, Ngài tự tại đấy.

Hơn nữa mọi người có thể phân tích, cái tự này chính là tự tánh của chư vị, tự tánh của chư vị không phải đang quản lý làm chủ hay sao?

Tự tánh đang quản lý làm chủ, chư vị tự tại. Nếu mà tự tánh của chư vị không có quản lý làm chủ, bị cái tôi giả khống chế, thì chư vị không tự tại. Ngày nay mọi người đều là cái tôi giả này, cái chân ngã đó bản thân vốn giống như Phật vậy, tự chư vị không thừa nhận. Nếu mà bây giờ người này tên gọi Hoàng Niệm Tổ, thì tôi xem hắn là tôi.

Người này hắn không phải, người này là kẻ địch, vọng ngã, hoặc là đừng nói kiểu như vậy, thì nói là do vì hắn mà làm cho tôi không thể nhận biết bổn lai của tôi, từ cái ý nghĩa này nói thì là kẻ địch. Tóm lại, bởi vì hắn là hư vọng mà, do vì hắn đang quản lý làm chủ, cho nên chủ nhân thực sự của chúng ta đã đứng tựa một bên rồi, trong trình độ này có khác nhau, độ dày mỏng của vô minh không giống nhau.

Vì thế, chúng ta đã nghe Kinh Giáo của Phật, có người thì rất cảm động, tiếp thu được rất nhanh, thì họ khôi phục được rất nhanh thôi, thì có thể khôi phục, có người họ không những không tiếp thu, họ còn hủy báng, còn muốn phá hoại, thậm chí đủ kiểu, thế họ chính là chướng vô minh rất nặng, đây đều có chướng rồi. Vô ngại, tất cả không còn chướng ngại nha. 

Vô Đẳng Quang, không có gì có thể đánh đồng với quang này, không có ngang bằng cả, ánh sáng này thù thắng tuyệt đối, không có một loại ánh sáng khác có thể đặt ngang hàng được. Vô hữu năng dữ tương đẳng giả, cũng gọi là Trí tuệ quang.

Cái Quang minh chính là trí tuệ này nha, Thiền Tông cũng là nói như vậy mà. Trong Tịnh Ngữ, tập thơ Tịnh Độ do Liên Công sáng tác cũng dẫn chứng mấy câu nói này.

Quang Minh Tụng trong Tịnh Ngữ đã dẫn chứng ba câu của Thiền Sư Đại Tuệ Chỉ dĩ thử quang tuyên diệu pháp, chỉ là lấy ánh sáng này để tuyên dương diệu pháp, thị pháp tức thị thử quang minh, cái pháp này chính là truyền tâm của thuyết nhà Thiền, cái tâm pháp này, pháp này chính là quang minh này, bất ly thị quang thuyết thử pháp, không rời khỏi ánh sáng này để nói cái pháp này. Quang minh hòa bổn tâm, quang minh hòa trí tuệ, trong lời của Thiền Sư Đại Tuệ vậy thì đánh đồng nhau rồi.

Thế thì Thiền Sư Đại Tuệ những câu nói này ở trong Kinh Điển cũng có căn cứ, Kinh Niết Bàn của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật sắp nhập Niết Bàn rồi, đây là di giáo sau cùng, Kinh Niết Bàn nói quang minh danh vi trí tuệ, cho nên cái trí tuệ đó chính là quang minh đấy. Siêu Nhật Nguyệt Minh, còn sáng hơn mặt trời, còn sáng hơn mặt trăng.

Kinh Siêu Nhật Nguyệt tam muội đã nói đại trí phát ngoại, năng chiếu pháp giới, danh vi quang minh, cái này gọi là quang minh. Do đó tự doanh vị chi quang, bản thân rất sạch sẽ gọi là quang, có thể chiếu vật vị chi minh, có thể chiếu thấy đồ vật khác gọi là minh.

Ví như ngọc châu đi, ngọc châu bản thân nó rất sạch sẽ, rất óng ánh, đây là ngọc châu có quang, quang của ngọc châu này, nếu là ngọc châu rất tốt, thí dụ là dạ minh châu đấy, thì nó có thể chiếu thấy, đã sáng rồi, chiếu thấy vật khác, cái này gọi là minh.

Cho nên quang minh vẫn có hai phần mười một quang minh tức thị trí tuệ, mà trí tuệ quang đồng thời lại là Di Đà Thánh Hiệu. Quang minh, tóm lại nó là thanh tịnh.

Thanh tịnh, nêu một ví dụ để nói, người Niệm Phật tu hành cũng thường thường có lúc lóe lên một chút xíu quang, chính là nhìn thấy một chút xíu ánh sáng, đều là trong cái tâm này của chư vị lúc tuyệt đối thanh tịnh, mới có thể phát hiện hiện tượng này.

Tâm chư vị chỉ cần hễ động một chút: A, nhìn thấy ánh sáng rồi.

Tốt! vẫn không cần những lời này, thì ánh sáng đã không còn nữa, chính là chư vị ngày nay vừa mới có chút cảm giác không giống, sánh sáng lập tức đã không còn rồi. Hiện tượng này chỉ là xảy ra vào lúc trong tâm chư vị hoàn toàn rời khỏi những cách nghĩ này.

Đây cũng chính là nói, trong tu trì của bản thân có lúc có thể thể hội được một chút này, điều này chính là quang minh trí tuệ chi tướng. Do đó cũng có trí tuệ quang, cái quang này, trí tuệ chính là quang đấy. 

Thường chiếu quang, tịch mà thường chiếu. Thường tịch quang, nó là tịch nha, tịch mặc, không có gì động nha, dao động a, bất định a, nhưng thường xuyên đang chiếu đấy, tịch mà thường chiếu, thường tịch quang.

Thanh tịnh quang, cái thanh tịnh này, Kinh Vô Lượng Thọ giảng, chư vị có một niệm tịnh tín, một niệm tín tâm thanh tịnh này, chư vị chỉ là đang ở bên này niệm một câu A Di Đà Phật đều có thể vãng sanh nha. Một niệm tịnh tín, khi chư vị niệm một câu này, công đức này thì lớn lắm đấy.

Do đó Pháp Sư Từ Châu, Ngài soạn khoa phán, hiện tại Pháp Sư Tịnh Không nghe nói tôi ở đây có, xin tôi, tôi đưa cho ông ấy cầm đi rồi, cần Khoa Giáo này. Pháp Sư Từ Châu Ngài Công Đức này lớn nhất. vãng sanh Tam bối, Ngài đã làm thông suốt nhất tâm Tam bối.

Do phương diện nhất tâm, ví như chư vị niệm Phật không phải đã giống Tịnh Độ Tông bình thường, trọn suốt cả ngày, giống như chúng ta cầm lấy chuỗi Phật cứ niệm như vậy, Ngài nói, khi chư vị có thể đạt đến nhất tâm, dù là chư vị niệm một câu cũng có thể vãng sanh đấy.

Vì thế Ngài nói nhất tâm Tam bối, so với Tam bối thông thường, đã mở ra một mục khác. Điểm này và tinh thần của Thầy Hạ đều là phù hợp nhau, điểm này rất đáng được tán thán.

Cho nên Đại Kinh Giải của tôi cũng là căn cứ trên tinh thần này làm Chú Giải. Nhất tâm Tam bối không đồng với thường tình, đều là bởi vì thanh tịnh, chư vị đã là nhất niệm tịnh tín, nhất niệm tịnh tâm, đều dùng chữ tịnh này.

Còn có thanh tịnh này, Bồ Tát Thiên Thân nói tam Kinh nhất Luận, Vãng Sanh Luận của Bồ Tát Thiên Thân, Ngài nói Thế Giới Tây Phương Cực Lạc có tam chủng trang nghiêm, một loại là Phật trang nghiêm, một loại Bồ Tát trang nghiêm, một loại nữa Quốc Độ trang nghiêm, tổng cộng thì có mấy chục nội dung, ba loại trang nghiêm này có thể sẽ đến trong nhất pháp cú.

Chỗ này rất giống lời trong Thiền Tông, nhất trong nhất nhị, pháp, pháp của tu pháp, cú của câu chữ, có thể đến nhất pháp cú.

Chú Giải rồi, cái gì là nhất pháp cú vậy?

Thanh tịnh cú. Vì thế hai chữ thanh tịnh rất quan trọng. Chúng ta cần phải trong tâm rời khỏi trược loạn, thanh thì đã rời xa trược mà, tịnh thì đã rời xa loạn mà. Ngày nay cái Thế giới này là trược loạn nha, do đó chúng ta ngay cả phải ở trong môi trường dơ bẩn hỗn loạn này, chúng ta cũng duy trì thanh tịnh nội tâm, đây là việc tu trì lớn lắm.

Mà ở đây biện pháp tốt nhất, chính là chư vị niệm Phật. Cho nên đã làm cho trong cái tâm này, thuận theo mọi người rất vẫn đục, rất bẩn, thì là vẫn đục, thì không thanh nha, họ đã rối ren, không an định nha, nôn nóng, thì không tịnh nha. Thanh tịnh, sạch sẽ, điểm này chính là nói thanh tịnh cú.

Thanh tịnh cú là cái gì vậy?

Chân thật trí tuệ vô vi Pháp Thân. Do đó trí tuệ này quan trọng nha, trí tuệ chân thật. Vô vi, chúng ta từ từ sau này chú ý cái vô vi này nhe.

Vì vậy học Phật, trong Đạo Tràng thường thường lúc bắt đầu giảng bốn câu kệ, thập phương đồng tụ hội, cá cá học vô vi, tất cả từ mười phương đến chỗ này đều đang tụ hội, đến làm gì?

Đều đến chỗ này học vô vi nhe. Do đó Kinh Kim Cang, nhất thiết Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt. Phải học vô vi nhe.

Thử thị tuyển Phật trường, đây là nơi thi tuyển Phật.

Người nào có thể trúng tuyển vậy?

Tâm không cập đệ quy, tâm chư vị phải không rồi, thì chư vị đỗ đạt, thì chư vị trúng tuyển, thì chư vị có thể viên mãn trở về rồi, đạt được kết quả rồi.

Cho nên đây là sự quan trọng của thanh tịnh. Chỗ này. Chúng ta cứ nói, một câu sau cùng của Kinh mà, đây đúng là hơi lơ là mất rồi, không biết đây là một thành quả rất thù thắng đấy.

Ngày nay chúng sanh chính là khổ đấy, chính là phiền não đấy. Trong tâm nha, thật không dễ dàng có chút gì, lập tức có một chuyện đến, làm cho trong tâm chư vị lo lắng không buông được nha. Chúng ta nhất định phải tự mình nhìn thấu hết thảy điều này, không để cho hoàn cảnh này ảnh hưởng.

Nó là ngũ trược ác thế, nó tất nhiên trược mà, chúng sanh tất nhiên là ác mà, họ chính là có rất nhiều việc không hợp tình hợp lý, nếu họ đều nói lý lẽ, thế thì không gọi ngũ trược ác thế nữa.

Tất nhiên gặp phải việc không thể thuyết phục, người không thể thuyết phục. Đã không thể thuyết phục, chư vị còn nói lý cái gì chứ, nói không thông mà. Niệm Công nói đến chỗ này, vui cười thoải mái thì buông bỏ nha, chính là phải buông bỏ. 

Hoan hỷ, giống như lời thầy Hạ đã nói: Nguyện tôi gặp việc sanh hoan hỷ, cho nên chúng ta phải thường xuyên duy trì hoan hỷ, vì thế phần sau cùng của kinh đều là giai đại hoan hỷ mà.

Bởi vì chư vị thật muốn phân tích xem sự việc này, cái háo hức giai đại hoan hỷ này, họ đối với Kinh này sau khi nghe xong, họ dõng dược hoan hỷ, cảm nhận của họ là gì mà giai đại hoan hỷ, vì từng người một là hoan hỷ, mà còn đại hoan hỷ, đây là sự vĩ đại của Phật ở ngay mà hoan hỷ liền nói tiếp sau đó giải thoát, vậy là giải thoát rồi nha, không bị vật gì bó buộc.

Nó vừa đến, hễ cái gì, chư vị hễ đối ứng với nó, duỗi cánh tay ra thì chư vị bị bó buộc, trà không nghĩ, cơm không nhớ, rất ưu sầu, rất khổ não. Lúc đầu tốt đẹp lắm, đột nhiên thêm rất nhiều khổ não rồi, cho nên điểm này nhất định phải giải thoát.

Niết Bàn tam đức, sau khi thành Phật chính là chứng được tam đức này, một cái là pháp thân đức, người người vốn có sẵn, nhưng mọi người đều trói buộc chặt rồi, chúng ta đều thuộc cái gọi là cụ phược chúng sanh. Tôi có lúc viết chứng từ cho người ta, tự xưng là cụ phược, tôi là bị buộc chặt, triền phược chặt, bị những phiền não này cột chặt tôi rồi.

Chúng sanh đều là cụ phược, ở trong kết phược, phải tháo ra nha, phải giải thoát nha, đừng bị trói buộc nha, giải thoát đức. Giải thoát đức giải âm jie đồng với thư bằng chị, đọc chặt chẽ giải thoát đức giải âm xie, đồng với tạ bằng cám ơn.

Ai không muốn giải thoát chứ?

Ai không muốn chứng?

Tại sao chư vị có pháp thân, tự mình có tự mình không biết?

Thiếu trí tuệ mà. Do đó trí tuệ, Niết Bàn tam đức then chốt nhất chính là trí tuệ, trí tuệ vô cùng quan trọng.

Tại sao chư vị bị trói buộc?

Bởi vì chư vị thiếu trí tuệ, bởi vì chư vị bị trói buộc như vậy, thì pháp thân của chư vị lộ ra không được. Vì thế chư vị phải nghĩ cách làm cho thân này đạt được giải thoát, chư vị phải khôi phục pháp thân của an ổn quang, trong Tông Kính Lục nói an ổn quang, vừa an ổn, vừa vui vẻ. Vừa nói đến hoan hỷ quang mà, giờ nói đến an ổn.

An ổn thì rất yên tĩnh, an ổn khoái lạc giả, người như vậy, tắc tịch tĩnh diệu thường, tịch, là tịch của thường tịch quang, tịch tĩnh, tĩnh, tĩnh của nhập tĩnh, diệu của vi diệu, thường của chân thường. Do đó an ổn rất quan trọng, an ổn khoái lạc giả, tắc tịch tĩnh diệu thường. 

Lại tiếp theo siêu nhật nguyệt quang, vừa rồi đã nói Siêu Nhật Nguyệt Tam Muội Kinh, ánh sáng của Phật vượt cả ánh sáng nhật nguyệt đấy.

Ánh sáng này có hai điểm thù thắng, một là ánh sáng của nhật nguyệt không thể chiếu qua núi Thiết Vi. Bên ngoài vũ trụ còn có núi Thiết Vi bao bọc, đương nhiên không nhất định là ngọn núi, gần giống như vi tử hạt micron một phần triệu đơn vị chủ là nhiều cực kỳ, không thể đếm nha.

Chúng hình thành khá tập trung, hội tụ lại cùng nhau thành một núi Thiết Vi, ánh sáng mặt trời không thể xuyên, nó phản xạ hết, dường như là, đây là một sự cố. Ánh sáng của Phật không gì có thể chướng ngại, toàn bộ đều có thể thấu qua. Lại còn, ánh sáng nhật nguyệt có thể chiếu tất cả vật, không thể chiếu lòng người đâu, không thể khơi gợi chư vị nha.

Vì thế siêu nhật nguyệt quang, cái tam muội này thì ánh sáng của nó phải sáng hơn ánh sáng nhật nguyệt đó. Ánh sáng nhật nguyệt đã ghê gớm rồi, chư vị xem quang minh của chúng ta nhờ vào chúng, tất cả vật này muốn sinh trưởng hoàn toàn phải nhờ vào mặt trời mà, nếu không thì chúng ta không có gì để ăn, cái gì cũng không sống được.

Nhưng nó chính là không thể chiếu lòng người, do đó không ai nói là phơi nắng khai ngộ đâu?

Không có. Niệm Công nói đến chỗ này, cười một cách khôi hài. Quan trọng nhất là bất tư nghị quang nha, những ánh sáng này là bất khả tư nghị mà. Khen toàn bộ đấy, tất cả là bất khả tư nghị, vì thế Kinh Hoa Nghiêm, Kinh này được xưng là bất khả tư nghị này, Kinh A Di Đà cũng xưng là bất khả tư nghị này.

Không phải ngôn ngữ này của chư vị, tư duy chư vị có thể đạt đến, có thể lý giải được. Do đó siêu tình ly kiến, vượt qua loại này của mọi người, cái gọi là tình lý, những tìm cảm này của chúng ta đấy, vượt qua cái phạm vi này, rời khỏi tất cả kiến này.

Bởi vì những thứ chúng sanh có đều gọi là thành kiến, cũng đều là những cái thấy sai lầm. Trên thực tế, đây cũng là những cái thấy điên đảo đấy.

Phải rời xa thấy mà chư vị có, cái thấy này có trong suy nghĩ của chư vị. Kinh Tứ Thập Nhị Chương là kinh phiên dịch sớm nhất, thời nhà Hán đã phiên dịch rồi, bốn mươi hai đoạn. Nhưng bên trong có rất nhiều câu quan trọng, thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín đấy.

Chư vị phải cẩn trọng nha, nhất thiết đừng tin tưởng ý của bản thân chư vị, tư tưởng của chư vị nha. Một câu này thì đủ rồi đó, tiếp đó còn theo sát, một câu nhữ ý bất khả tín bám gót theo nha. Ý của chư vị không thể tin nha. Do đó điều này cũng là nói với chúng ta, chư vị đừng quá chủ quan.

Chủ quan là hết sức phiền phức, chí ít chư vị khách quan một chút trước, có thể nghe xem ý kiến người bên cạnh, đừng chỉ tin tưởng bản thân thôi, chủ quan mà, lại luôn cho mình là đúng thôi.

Hơn nữa nói thêm, tất cả hết thảy đây, sản phẩm trong đầu, những kiến giải này, đều vẫn là kiến giải trong sanh tử, kiến giải trong sáu đường, không phải kiến giải của giải thoát, không phải kiến giải để thành Phật. 

Nếu như vậy, nhất thiết phải vượt qua những điều này. Phật sở dĩ xuất hiện ở thế gian, chính là muốn khai thị ngộ nhập tri kiến.

Chúng ta chúng sanh ngày nay đều là tri kiến chúng sanh, cho nên quá trình chúng ta học Phật, cũng chính là quá trình cải tạo, phải bỏ đi tri kiến chúng sanh trong chúng ta, mà đổi thành tri kiến Phật, cũng chính là khôi phục tri kiến Phật mà bổn tâm chúng ta vốn có.

Nhưng chư vị không thể đem những thứ sai lầm ngày nay này, những thứ quản lý làm chủ này của chư vị loại bỏ chúng đi, thì bước này đạt không được. Nói đến việc chúng ta phải đổi toàn bộ tri kiến chúng sanh của chúng ta thành tri kiến Phật, chúng sanh nói có dễ gì đâu chứ.

Vì thế vi diệu trong pháp môn Tịnh Độ, như vậy tất cả công việc vĩ đại nhất, chư vị đến Thế Giới Cực Lạc rồi hãy làm, mà làm tiếp, đây cũng là đảm bảo rồi, cũng không thoái chuyển nữa, thẳng đến thành Phật nha, khôi phục tất cả vốn kiến chúng sanh trong chúng ta, mà đổi thành tri kiến Phật, cũng chính là khôi phục tri kiến Phật mà bổn tâm chúng ta vốn có.

Nhưng chư vị không thể đem những thứ sai lầm ngày nay này, những thứ quản lý làm chủ này của chư vị loại bỏ chúng đi, thì bước này đạt không được. Nói đến việc chúng ta phải đổi toàn bộ tri kiến chúng sanh của chúng ta thành tri kiến Phật, chúng sanh nói có dễ gì đâu chứ.

Vì thế vi diệu trong pháp môn Tịnh Độ, như vậy tất cả công việc vĩ đại nhất, chư vị đến Thế Giới Cực Lạc rồi hãy làm, mà làm tiếp, đây cũng là đảm bảo rồi, cũng không thoái chuyển nữa, thẳng đến thành Phật nha, khôi phục tất cả vốn có trong tự tánh. 

Vì thế thập nhị quang này là bất khả tư nghị đấy, niệm Phật chính là bất khả tư nghị đấy. niệm Phật chi thù thắng giả, sự bất khả tư nghị của niệm Phật chính là toàn nhiếp Phật công đức thành tựu công đức. Lúc chư vị niệm Phật, là toàn bộ thu công đức Phật thành công đức của chính chư vị.

Do đó một câu Phật hiệu khi niệm được thật thành khẩn, có thể tiêu trừ tám mươi ức kiếp sanh tử trọng tội. Kiếp này là thời gian bao lâu, mà kiếp này là tám mươi ức kiếp, không phải ăn cắp vặt phổ biến, mà là trọng tội sanh tử.

Cho nên chúng ta đừng nghe thấy có rất nhiều cách nói, dường như rất sợ nha, những cách nói này nhất định chúng ta đều phải đổi nha ý nói đổi tri kiến.

Không được nha! Phật A Di Đà Đại Từ Đại Bi mà, đã có một pháp môn Tịnh Độ như vậy, sau khi vãng sanh chư vị vẫn là phàm phu đấy, những tình kiến này vẫn mãi tiêu không hết, tuy rằng niệm một câu thì có thể tiêu trừ tám muôn ức kiếp sanh tử trọng tôi, dường như đã tiêu rất nhiều nghiệp, thực tế tiêu không được bao nhiêu.

Vô lượng kiếp quá khứ đến nay, cái nghiệp này hư không chứa không nổi nha. Do đó nói nghiệp tội nếu như thật có một món đồ đích thực ở chỗ này, trọn cả hư không đều chứa không nổi nha. Bởi vì cái thời gian nay quá dài rồi, nghiệp đã làm quá nhiều rồi.

Cho nên ngày nay có người nói, nhất thiết phải tiêu nghiệp rồi mới có thể vãng sanh, thế thì không có ngày vãng sanh đâu.

Hiện tại có một số sự tình vướng víu không xong. Có người nói, ông viết bài cho người ta, tôi nói tôi không có tham gia việc này.

Mỗi người đều tự có duyên riêng mà. Họ có cái duyên của họ, có người thích nghe họ, thế thì cứ theo cách đó của họ.

Chúng ta không làm theo cái cách nói này của họ, mọi người có duyên muốn nghe, như vậy thì chúng ta đới nghiệp rồi, Niệm Công đã làm một điệu bộ nâng hành lý lên cao cao, hóm hỉnh cười rằng: Phật A Di Đà đã gởi chuyển hành lý thay cho chư vị rồi, chư vị tiện quá rồi, không cần tự vác. Cho nên cái đoạn này là Thập nhị quang, quang minh của Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang... Phật. Bên dưới tiếp theo nói tác dụng của quang này.

Nếu không Phật có quang nhiều như vậy liên quan gì đến ta?

Liên quan rất mật thiết đấy! 

***