Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM - LỄ THỨ MƯỜI BA

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ MƯỜI BA
 

Nhất tâm quán lễ, lục tự thống nhiếp vạn pháp, nhất môn tức thị phổ môn, toàn sự tức lý, toàn vọng quy chân, toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh, quảng học nguyên vị thâm nhập, chuyên tu tức thị tổng trì, thanh thanh hoán tỉnh tự kỷ, niệm niệm bất ly bổn Tôn, A Di Đà Phật. 

Nam Mô A Di Đà Phật xưng ba lần, một lạy.

Vừa rồi đã nói bất nhị. Ở đây vừa vào đầu, thì một câu lục tự thống nhiếp vạn pháp, sáu chữ này chính là Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ có sáu chữ đơn đơn giản giản, thế nhưng sáu chữ này thống nhiếp vạn pháp đấy. Vạn pháp, tám muôn bốn ngàn pháp môn, vạn pháp thì vượt quá một số lượng, vô cùng nhiều, chính là nhất thiết đấy.

Do đó sáu chữ này chính là thống nhiếp nhất thiết pháp. Nhất môn tức thị phổ môn, chư vị niệm Phật là nhất môn thâm nhập, chư vị niệm Phật, như phổ môn thị hiện của Phẩm Phổ Môn, Phật hiện trùng trùng, Phật A Di Đà hiện trùng trùng thân đến cứu độ đấy, pháp môn này chính là phổ cứu, phổ độ, phổ hiện, phổ môn này đấy. Lý do, lý luận này chính là Hoa Nghiệm, một chính là tất cả, tất cả chính là một.

Một và nhiều, trong Đại Kinh Giải, đặc biệt thập huyền, trong Hoa Nghiêm có thập huyền, trong một có nhiều, trong tiểu bao gồm đại nha, núi Tu Di bao gồm rất nhiều hạt cải, mà hạt cải này có thể bao gồm núi Tu Di, trong tiểu bao gồm đại, thời gian ngắn bao gồm thời gian dài, một giây bao gồm một năm, không những một năm có bao nhiêu giây, một giây đã bao gồm một năm đấy.

Những đạo lý này, kéo dài rút ngắn là đồng thời, đã phá trừ cái tình và kiến này của chúng ta rồi.

Những kiến giải này của chúng ta, những thường thức mà chúng ta cho là, những điều mang tính khách quan, giống như là duy thường thức luận, cho rằng thường thức này chính là chân lý, kỳ thực thường thức là không gian ba chiều của chư vị, sinh vật mà chư vị tội nghiệp, một chút chút này mà chư vị tiếp xúc được, vậy làm sao là chân lý chứ? 

Hoa Nghiêm đó chính là thập huyền, không những là sự và lý không có mâu thuẫn, sự và sự cũng không có mâu thuẫn. Tiểu và đại, cái lớn bao gồm cái nhỏ, cái nhỏ thì có thể bao cái lớn nha. Một du học sinh, anh ta nói một vấn đề toán học, chúng ta ngày nay nghĩ không thông đấy, khoa học cũng chứng minh rồi, về mặt khách quan cũng có những việc tiêu biểu.

Họ nói: Toàn bộ bao gồm cục bộ, điều này chúng ta đương nhiên hiểu rồi, tiếp đó họ chứng minh rồi, những hạng mục mà chư vị tính đến, hạng mục mà chư vị tập hợp đến lúc vô cùng nhiều, mỗi một hạng mục trong đó của chư vị là một cái cục bộ, thì bao gồm toàn thể, vậy làm sao có thể tưởng tượng chứ?

Cục bộ làm sao bao gồm toàn thể chứ?

Cái vấn đề này, trong Tịnh Độ Tư Lương mà tôi đang viết có nói đến việc này, cũng có ví dụ, kỹ thuật chụp ảnh lập thể, kỹ thuật chụp ảnh lập thể phim âm bản đó chư vị đã phá vỡ nó, phá vỡ rồi lấy một hạt vụn, thế cái này là một cục bộ rồi, một hạt vụn là cái cục bộ rồi.

Chư vị lại đặt hạt vụn này vào vị trí phim âm bản ban đầu đó, còn đưa nó đi qua ánh sáng, và hình ảnh mà hạt vụn này hiển hiện ra vẫn là toàn thể, so với phim âm bản đó toàn bộ là giống nhau.

Nếu không, giả dụ là tôi đi, xuất hiện con người này của tôi so với tình trạng ban đầu nhỏ một chút. Nhỏ một chút mặc kệ nó, nhưng xác thực tất cả tin tức này, tin tức đã hàm chứa trong toàn thể, đều chứa đứng trong bộ phận của một hạt vụn nhỏ.

Do đó Phật đã nói một chính là nhiều, trong nhỏ thì có lớn. Phim âm bản đó là cái lớn, một hạt vụn nhỏ đó là cái nhỏ, cái lớn đều ở trong cái nhỏ đấy, không có khiếm khuyết nha. Vì vậy chúng ta ngày nay nhất định phải phá trừ loại tình kiến này của chúng ta. 

Chúng ta đã biết những đạo lý này rồi, và từ học Phật nói, tương lai nhất định, tôi nhất định cho rằng như vậy, đương nhiên có lẽ không đúng, cũng có thể nói tôi đây là tùy tiện nói thôi.

Tôi nói: Phật Pháp ở Trung Quốc tiếp nhận được tốt nhất. Các quốc gia khác họ đã tiếp nhận pháp, tuy rằng là học tập rất chăm chỉ, trong xã hội mọi người rất cung kính, địa vị cũng rất tốt, nhưng chỉ là pháp.

Phật không hài lòng đâu. Phật nói pháp là tiêu nha bại chủng đấy. Không dễ gì đâm chồi, nó cháy rồi, hạt giống này của chư vị mục nát rồi, Phật phê bình cái này. Cũng nhìn thấy hạt giống đại thừa kia thành tựu, khóc vang Trời đất đấy.

Vân hà nhất pháp trung, nhi bất tri thử sự?

Theo Phật nhiều năm như vậy, việc này ta không biết. Người luôn theo Phật, họ như điếc như mù, không khác gì người mù, không khác gì kẻ điếc. Pháp đại thừa này thật sự tiếp nhận là ở Trung Quốc à. Nhật Bản thì không tệ, là học sinh của chúng ta, cho nên Nhật Bản đánh chúng ta là vong ân bội nghĩa nha. Rõ thật là học sinh của chúng ta đấy, ở các phương diện là học từ Trung Quốc. 

Đối với những triết lý này, ví như một và nhiều nha, một hạt vụn này mà vừa rồi nói, vấn đề này nó phải nói được thật chu đáo tỉ mỉ, mỗi một điều nó đều có đạo lý rất sâu. Chư vị ví dụ giống nước này của Bắc Hải, mọi người đều nhìn thấy qua công viên Bắc Hải rồi.

Trong nước này có một con sóng, con sóng này tại sao hình thành hình dạng này chứ?

Là căn cứ tình trạng hồi nãy nước động thế nào, lại căn cứ sức gió hiện tại là tình trạng nào.

Một con sóng đầu đó tại sao hình thành tình trạng này chứ?

Là do toàn bộ hồ, kết cấu của hồ, động lực của nước, mức độ gió, tất cả những thông tin này cùng nhau quyết định. Thế thì trên cơ sở này, cộng thêm thông tin mới vào, con sóng này lại đang động nha, vẫn đang động nha, lại đang động nha, do đó con sóng này là đầy đủ thông tin toàn bộ cả nước Bắc Hải.

Vì thế ngày nay chúng ta lý thuyết thông tin loại này nha, tại sao một hạt vụn nó vẫn có khả năng phóng trọn cả con người ra đây?

Chính là hạt vụn này nó có toàn bộ thông tin nha, không phải nó có toàn bộ vật chất phim âm bản đó, thế chẳng phải vậy, nhưng thông tin nó là toàn bộ đấy. Nước của một con sóng này, nó đã đầy đủ tính chất toàn thể rồi.

Vả lại con sóng này của chư vị, xin hỏi chư vị cắt nó ra, cái gì là ranh giới của nó nào?

Giữa con sóng này và con sóng kia cắt rời được không?

Nó là một thể nha. Do đó nhất định như vậy đấy, trong một thì có nhiều, những thứ khác cũng đều ở trong đây của ta, ta cũng ở trong đó của những thứ khác. Vậy dùng cái gương thì rất dễ thấy rồi, mười cái gương ở chỗ này, mỗi một cái gương đều đến vào trong cái gương này của tôi, hơn nữa tôi cũng đã vào bên trong những cái gương kia, mà còn trùng trùng vô tận đấy.

Trùng trùng vô tận, thì hai con người chúng ta ở đối diện đã trùng trùng vô tận, không có chỗ cùng tận.

Niệm Công lấy mắt kính xuống, vui vẻ nói với các cư sĩ ở trước mặt Chư vị nhìn thấy tôi rồi phải không?

Chư vị nhìn thấy tôi rồi, chư vị nhìn thấy con ngươi của tôi rồi chưa?

Trong con ngươi của tôi có ai?

Trong con ngươi có chư vị.

Thế nhưng chư vị thì sao?

Con ngươi chư vị, trong con ngươi của chư vị có tôi, cho nên chư vị nhìn thấy chư vị trong con ngươi này của tôi. Thế nhưng chư vị nên nói chư vị trong con ngươi này của tôi, trong con ngươi này của chư vị lại có tôi. Tiếp tục thòng lọng như vậy không có cùng tận đâu, cho nên trùng trùng vô tận đấy, chính là nói cái Thế giới này.

Vì thế chúng ta đừng cố chấp quá, cho rằng sự việc này chỉ có thể trong nhiều có một, trong một không thể có nhiều, chỉ có cái lớn chứa cái nhỏ, cái nhỏ không thể chứa đựng cái lớn. Như vậy vừa che đậy thì toàn bộ nhìn không thấy rồi, điểm này đã che mất toàn bộ những vật lớn rồi. Từ một và nhiều chúng ta nói đến một và phổ, nói đến vô ngại của Hoa Nghiêm. 

Bên dưới nói toàn sự tức lý, sự việc này, sóng là cái gì chứ?

Sóng không phải là sự sao?

Sự tướng gì?

Tất cả sự tướng là gì?

Cái sóng này, tất cả nó là gì?

Cả thảy sóng, hết thảy là nước mà. Không có một cái gì gọi là sóng mà, sóng đúng là biến thành hình dạng này rồi. Nước vừa đẩy, bản thể của nó sóng, không có gì khác, chỉ là nước.

Cho nên tất cả bản thể của sự tướng nó là gì?

Chỉ là lý. Lý là bản thể, sự là sự tướng, một cái hình tướng, một cái bản thể. Phải nói rằng cái bản thể này không thể chia cắt với cái tướng này mà, toàn bộ sự đều là lý. Bởi vì toàn bộ sự đều là lý, lý sự nhất thể, do đó trong cái một này mới có thể bao gồm hết thảy mà. Toàn vọng quy chân, chúng ta ngày này đây là vọng đấy, vọng tưởng đấy.

Chúng ta đang niệm Phật, chúng ta niệm Phật chính là quy toàn bộ vọng tưởng của chúng ta về đến chân như rồi, cho nên cái vọng tưởng này cũng không phải đáng sợ nha. Vì vậy đừng nói niệm đến không còn vọng tưởng, chư vị chỉ cần niệm thì được rồi, trong niệm Phật có vọng đừng sợ nha. Như vẻ trên nước, trên mặt nước vẻ một vòng, là có một vòng, đợi một lát, ngay lập tức đã không còn rồi.

Cái vọng này đi đâu rồi?

Vọng lại quy về đến trong nước rồi mà. Nước đại diện chân mà, chư vị vẻ hình này là sự tướng, là chư vị manh động nhất thời, manh động này không việc gì mà, nó chẳng hề thật sự có một món đồ ở đó đâu, nó lập tức thì quy về chân rồi, toàn bộ vẫn là phải quy về chân. Do đó chỗ này đã nói rõ đây, tất cả đây toàn sự tức lý, toàn vọng quy chân. 

Toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh, chúng ta nói tánh tu bất nhị, chỗ này lại tiến thêm một tầng rồi, là nhận cả thảy tánh để bắt đầu tu hành.

Chúng ta đang niệm Phật, là từ bổn tâm của chư vị đã khởi cái ý niệm, chúng ta có cái bổn giác, chúng ta bắt đầu giác ngộ rồi, đã có thủy giác, đây thì không phải là từ bổn giác của chúng ta đã khởi lên một ý niệm giác ngộ sao?

bổn giác là bổn tánh của chúng ta, là từ trong tánh khởi lên một cái niệm tu hành, cho nên toàn tánh khởi lên tu hành.

Chúng ta tu cái gì vậy?

Chúng ta niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là bổn tâm của chúng ta đấy, vì thế cái chúng ta niệm và tu chính là bổn tâm của chúng ta đấy.

Sở tu của chư vị ở đâu đấy?

Sở tu thì ở bổn tâm của ta mà. Sở tu của chư vị tại tánh, vả lại pháp môn niệm Phật của chúng ta, sự tu trì toàn bộ của chư vị thì đều ở bổn tánh của chư vị. Cho nên đây chính là toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh. 

Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật, bởi vì thị tâm thị Phật cái tâm này đến niệm Phật, đây là toàn tánh khởi tu, chư vị niệm là Phật, Phật chính là tâm của chư vị, sở tu của chư vị toàn bộ trên tâm của chư vị, không phải ở ngoài tâm, chư vị toàn tu đều tại tánh, ở bổn tánh của chư vị.

Như trân châu phát quang, trân châu phát quang là toàn bộ châu phát quang, sau khi trân châu phát quang, ánh sáng của trân châu chiếu đến ai trước?

Ánh sáng của trân châu vẫn là chiếu bổn châu đấy. Trước hết sáng trân châu này trước, có phải hay không đấy. Cái thí dụ này đã có thể nói rõ toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh.

Đèn điện trong tay chư vị sáng, chiếu đến bên ngoài rồi, nơi xa sáng rồi nói đến chỗ này, Niệm Công cười lên sảng khoái. Trân châu phát quang, ánh sáng này trước tiên đã chiếu sáng trân châu, đây chính là toàn châu sanh quang, toàn quang chiếu châu, chính là toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh.

Trực tiệt liễu đang, ở giữa không có gấp khúc, không có lãng phí đi. Bản thân chư vị khởi lên chính là chiếu sáng chính mình, chiếu sáng bản thân, tự tánh càng sáng thì càng phóng quang, càng phóng quang thì tự mình càng sáng, thực tế chính là như vậy. Sau cùng triệt đệ cấu diệt thiện sanh, triệt để khôi phục bổn lai. 

Quảng học nguyên vị thâm nhập, chúng ta tại sao phải học rất nhiều?

Chính là vì muốn thâm nhập đấy. Do đó Hội Phật Giáo Hoa Tạng của họ, còn có thư viện nghe nhìn một số Hòa Thượng, Tỳ Kheo Ni đã đến, tôi cũng nói quảng học cho họ đấy.

Tôi nói tôi và Sư Phụ của chư vị không giống nhau, Sư Phụ của chư vị giảng chuyên tu chuyên hoằng, tôi nói tôi thì chủ trương quảng học phổ tán, nhất môn thâm nhập. Họ đã nhầm một chữ trong phổ tán này của tôi, trở thành biến tán, biến tán không phải cách nói của tôi, không hay bằng chữ phổ, ta nên là quảng học phổ tán.

Nếu như muốn đào một cái hố, phải đào sâu, chư vị muốn đào một cái hố sâu như vậy, phải đào sâu năm thước thước Tàu =1.3 mét, chư vị lúc ban đầu cái hố chỉ to như vậy, con dao bằng sắt của chư vị đã xuống không được, chư vị nhất thiết phải lớn một chút, chư vị mới có thể đào được năm thước sâu, quảng học chính là vì để thâm nhập.

Còn có, chư vị phải phổ tán đấy, bình đẳng, pháp môn không có một pháp nào không tốt cả, cái tán thán này của chúng ta, không phải nói cái mà chư vị đã làm thì là lầm rồi, ở đây chúng ta phải phổ tán.

Thế nhưng sau cùng chư vị vẫn là phải nhất môn thâm nhập mà, chư vị mãi sai lầm chân đứng hai chiếc thuyền đấy, chân đứng hai chiếc thuyền thì hai cửa đều phá hỏng rồi. Cho nên quảng học chính là vì để thâm nhập. 

Chuyên tu tức thị tổng trì, chuyên tu chính là tổng trì. Một hồng danh chỉ có sáu chữ, thống nhiếp vạn pháp. Vì thế Đại Sư Ngẫu Ích nói, chư vị niệm một câu Phật hiệu, Kinh Điển trong Tam Tạng mười hai bộ đều ở bên trong, tất cả giới luật đều ở bên trong.

Đúng lúc đang niệm, chư vị vẫn muốn trộm đô la Mỹ của người ta sao?

Niệm Công nói đến chỗ này cười một cách hài hước. Đương nhiên sẽ không vậy. Chư vị muốn trộm đô la Mỹ của người ta, thì không chịu niệm Phật rồi. Lúc này ngay ý niệm phá giới cũng không còn nữa, như vậy chính là trì giới mà, giới luật đều ở bên trong rồi. Thiền Tông một ngàn bảy trăm công án, công án của Thiền Tông cho đến ngày nay có một ngàn bảy trăm điều.

Công án chính là mọi người xem như là một loại tư liệu hồ sơ, án lệ cộng đồng đấy, thì là lập án. Công án, án được cộng đồng thừa nhận, tất cả có một ngàn bảy trăm điều, chính là một ngàn bảy trăm công án.

Thêm nữa một câu nói, thiền định cũng đều ở bên trong rồi. Do đó nhất môn chính là phổ môn, chính là thống nhiếp vạn pháp đấy, chuyên tu chính là tổng trì, do vậy tổng trì Đà la ni, thống nhiếp vạn pháp, hoàn toàn đều thống nhiếp hết, chính là tổng trì. 

Hai câu bên dưới rất hay, thanh thanh hoán tỉnh tự kỷ, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, gọi ai vậy?

Là đánh thức bản thân chư vị đấy. Chư vị đang ngủ đấy, bây giờ đều là làm việc trong mộng đấy. Thì gọi từng tiếng từng tiếng như vậy, thức tỉnh bản thân chư vị rồi.

Thanh thanh hoán tỉnh tự kỷ, câu này chính là Thiền mà, còn có gì là Thiền chứ?

Do đó thân này đã ở Hàm Nguyên Điện, thật sự là người lão thật niệm Phật, chư vị đã ở Hàm Nguyên Điện.

Hàm Nguyên Điện chính là Hoàng Cung thành Trường An, tương đương nói ở Bắc Kinh, chư vị thân này đã ở Thiên An Môn, lại từ nơi nào hỏi Bắc Kinh?

Đến Thiên An Môn rồi, chư vị còn muốn hỏi Bắc Kinh làm gì?

Chư vị đã đến trung ương của Bắc Kinh rồi. Một câu khác, lại từ nơi nào tìm Trường An, thì ra câu văn là như vầy thử thân dĩ tại Hàm Nguyên Điện, cánh tùng hà xứ mịch Trường An, ngày xưa mà, Hàm Nguyên Điện.

Tu Tịnh Độ không cần thiết phải đi Tham Thiền thêm nữa. Lĩnh hội một chút Thiền, đối với chúng ta phá chấp trước, không cần phải giới hạn ở hữu vi, hữu lậu, hay là có lợi ích. Cho nên chúng ta học rộng nghe nhiều, học Bát Nhã. 

Niệm niệm bất ly Bổn Tôn, thanh thanh là hoán tỉnh tự kỷ, ta một niệm một niệm, niệm Nam Mô A Di Đà Phật, không có rời khỏi Bổn Tôn của ta nha. Câu này chính là Mật, đây chính là tương ưng của Mật Pháp nha, niệm niệm đều ở trong Bổn Tôn. Cảm ứng đạo giao này của ta, cái tâm này cảm ứng, bản thân và Bổn Tôn không có tách rời nha.  

A Di Đà Phật, Bổn Tôn là ai vậy?

A Di Đà Phật. Đây là bái thứ mười ba. Thứ mười bốn cũng rất quan trọng. Sáng hôm nay chỗ này đều là điểm rất tinh hoa trong Tịnh Tu Tiệp Yếu của chúng ta, cũng chính là tinh hoa của toàn bộ Phật giáo chúng ta. Không chỉ là Tịnh Độ Tông, liên quan đến mỗi một Kinh Luận Phật Giáo quan trọng.

***