Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

VẬN MỆNH CỦA CHÚNG TA, VÀ CẢ VẬN MỆNH THẾ HỆ SAU CỦA CHÚNG TA, CÓ THỂ XÂY DỰNG Ở TRÊN TỪ CÓ THỂ NÀY HAY KHÔNG?

VẬN MỆNH CỦA CHÚNG TA,

VÀ CẢ VẬN MỆNH THẾ HỆ SAU CỦA

CHÚNG TA, CÓ THỂ XÂY DỰNG Ở

TRÊN TỪ CÓ THỂ NÀY HAY KHÔNG?

Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
 

Về sau, đợi đến khi con cái tốt nghiệp Đại học ra trường xong, rất có thể đến nổi khả năng chào hỏi với người khác cũng không có, thậm chí là không cần phải đợi đến tốt nghiệp Đại học, rất nhiều sinh viên đi học chưa được mấy tháng thì đã bị nhà trường cho nghỉ học.

Tại vì sao lại bị trường học cho nghỉ?

Năng lực chung sống đối xử với người khác quá kém cỏi, và cả năng lực tự lo liệu cuộc sống chính mình cũng quá kém.

Năng lực sống chung với người và năng lực tự chăm lo cuộc sống đều sẽ ảnh hưởng cả một đời chúng, mà chín mươi tám với một trăm chỉ cách nhau có hai điểm, có ảnh hưởng tới cuộc đời chúng hay không?

Không có. Bởi vì tôi cũng là một học sinh được sinh ra từ cái chủ nghĩa thi cử, trong suốt quá trình hơn mười năm đèn sách ấy, rõ thật là quay đầu nhìn lại chẳng học được cái gì, không học được gì cả.

Cho nên chúng tôi có sự thể hội sâu sắc này, không muốn học sinh của mình trong thời gian hơn mười năm Trời uổng phí đối với những sự học tập không liên quan tới cuộc đời chúng cho lắm.

Bởi vì chúng tôi có sự thấu hiểu này nên mới suy nghĩ một cách cặn kẽ là làm thế nào để một đứa học trò, để cho một đứa trẻ chân thật học được quan niệm thái độ cuộc sống chính xác. Sau đó thì khiến chúng xây nền móng cho cuộc sống thật vững chắc.

Vì vậy nếu không học lễ, cuộc sống của chúng có thể sẽ tăng thêm rất nhiều trở ngại, vì một khi chúng thất lễ có thể người ta sẽ không giúp đỡ chúng, thậm chí là còn làm chướng ngại chúng. Thế nhưng một khi chúng ta có được sự lễ phép, cuộc sống có thể sẽ tăng thêm rất nhiều sự trợ lực.

Trợ lực giúp đỡ cho chúng ta. Cho nên bậc làm Trưởng Bối như chúng ta nên phải suy nghĩ, học hỏi những gì để có thể giúp đỡ cho một đời của bọn trẻ. Vì vậy, thái độ chào hỏi người lớn từ nhỏ này của tôi cũng là do sự dạy dỗ của cha mẹ, đã hình thành thói quen này từ nhỏ.

Sau khi tôi chào hỏi đối với người phụ nữ này xong, cô ấy cũng rất vui vẻ. Tiếp theo tôi liền tự giới thiệu về mình với cô ấy. Tôi nói chào cô, con là Thái Lễ Húc. Cô ấy nói chào con, còn ta là bà nhạc mẫu.

Cô ấy nghe nhầm tôi là con rể họ Thái. Thế là cứ như vậy mà nói chuyện với cô ấy. Rốt cuộc nói chuyện như vậy mà phát hiện ra con gái cô là bạn học chung khóa Trung Học phổ thông với tôi.

Cũng từ đây mà thể hội được ngạn ngữ có câu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vì vậy các vị bằng hữu, tôi cũng là từ Hải Khẩu bay đến Thẩm Quyến, lại từ Thẩm Quyến bay đến Hong Kong, nếu đem gộp lại thì cũng đã hơn nghìn dặm, cho nên chúng ta cũng là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vừa rồi đã nói quá trình sự việc chào hỏi với người khác ngay ở trong thang máy như vậy.

Khổng Lão Phu Tử nói: Bất học lễ vô dĩ lập. Nếu bạn có lễ phép thì mới có thể có chỗ đứng được trong xã hội. Cho nên chúng ta rất vui mừng khi có người khác chào hỏi mình. Cũng như vậy, nếu như chúng ta chịu chủ động đến chào hỏi người khác, thì người khác cũng sẽ vui mừng như vậy.

Hôm nay các vị bằng hữu ngồi ở đây, các vị đều đến từ những khu vực khác nhau, sau khi chương trình chúng ta hôm nay kết thúc, khi mỗi một vị đồng học trở về khu vực sinh sống của mình, mấy chục cái khu vực này cùng lúc vang lên cái âm thanh chào hỏi ân cần, có thể là sẽ cùng nói nhau: Xin hỏi quý vị lên lầu mấy?

Một khi mấy mươi khu vực đều bắt đầu trở nên như vậy, chúng tôi tin chắc mối quan hệ giữa người Hong Kong với nhau nhất định sẽ có một sự thay đổi không hề nhỏ.

Cho nên kỳ thực chúng ta hy vọng xã hội ngày càng tốt, chúng ta hy vọng giữa người với người có thể tôn trọng lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, nên phải bắt đầu từ chỗ nào?

Tuyệt đối không phải là đi yêu cầu người khác làm trước. Tôn trọng lẫn nhau quan tâm lẫn nhau là kết quả, còn nhân phải từ việc chúng ta bắt đầu chủ động tôn trọng người khác, chủ động quan tâm người khác. Tin rằng giữa tất cả mọi người với nhau, nếp sống quan tâm tôn trọng sẽ nhanh chóng được hình thành, sẽ nhanh chóng thay đổi trở lại.

Vừa rồi chúng ta có nói có duyên mới có thể đến tương ngộ, vì thế duyên phần đến được không dễ dàng, cho nên chúng ta biết được duyên phần khó được thì nên tri duyên.

Biết được duyên phần khó được thì hiểu được tích duyên, trân tiếc duyên phần. Ngoài lợi ích cho bản thân ra còn có thể lợi ích cho người, thậm chí là lợi ích cho thật nhiều người. Cho nên có duyên phần tốt, chúng ta hiểu thêm một bước nữa là phải biết tạo duyên.

Hôm nay có duyên phần này, xin được thảo luận với các vị đồng học.

Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như pháp?

Duyên này chủ yếu nhất là bởi vì Tổ Tiên chúng ta đã truyền thừa cái trí huệ hơn bốn nghìn năm, chúng ta mới có được cơ hội để mà tiếp nhận giáo huấn của họ. Vì lão Tổ Tông đã để lại trí huệ mới có thể kết thành cái duyên phần này.

Chủ đề giảng tọa của chúng ta là: Nhân Sanh Hạnh Phúc.

Cuộc sống làm sao để hạnh phúc?

Các vị đồng học, cuộc sống làm sao để hạnh phúc?

Cuộc sống nên như thế nào mới có thể hạnh phúc?

Cuộc sống mà hạnh phúc nhất định phải có tư tưởng, quan niệm hạnh phúc. Bạn có tư tưởng quan niệm đúng đắn thì mới có hành vi đúng đắn. Có hành vi đúng đắn thì mới có thói quen đúng đắn. Có thói quen đúng đắn thì mới có nhân cách đúng đắn. Có được nhân cách đúng đắn thì mới có được vận mệnh tốt. Có vận mệnh tốt thì cuộc sống nhất định sẽ hạnh phúc.

Vì vậy căn nguyên là ở chỗ nào?

Một người có cuộc sống hạnh phúc hay không, nguồn gốc vẫn là ở tư tưởng quan niệm của người đó. Cho nên có thể khiến tư tưởng quan niệm được đúng đắn, cuộc sống của bạn đã xây được cái nền móng đúng đắn.

Các vị đồng học, phải dựa vào tư tưởng quan niệm của ai để xây dựng cuộc sống của bạn?

Thậm chí là thay con cái bạn tạo ra cái nền móng cuộc sống đúng đắn cho chúng, phải căn cứ tư tưởng quan niệm của ai?

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một con người muốn có cuộc sống hạnh phúc, cũng chính là tư tưởng quan niệm phải đúng đắn. Tư tưởng quan niệm mà đúng đắn thì mới có thể làm một người tốt như pháp.

Bạn là người tốt thì cuộc sống nhất định sẽ đạt được viên mãn. Hiện nay con người rất thích đọc sách, đặc biệt là rất nhiều người thích nghiên cứu tâm lý học.

Tôi thường thường thỉnh giáo họ mà hỏi rằng, giả như bạn xem sách của một nhà tâm lý học viết, họ bốn mươi tuổi viết ra một quyển sách, sáu mươi tuổi lại viết ra một quyển sách khác, xin hỏi bạn sẽ xem quyển nào trước tiên?

Sáu mươi tuổi?

Tại sao các vị lại cho rằng nên xem quyển sách sáu mươi tuổi viết trước?

Tâm lý đã chính chắn hơn. Các vị bằng hữu, vừa rồi vị đồng học này của chúng ta nói, có thể là tâm lý đã thành thục, đã sáng suốt hơn.

Có thể có phải là nhất định không?

Vận mệnh của chúng ta và cả vận mệnh thế hệ sau của chúng ta có thể xây dựng ở trên từ có thể này hay không?

Không thể được.

Vậy chúng ta hãy suy nghĩ lại một lần nữa, một người hai mươi tuổi thì tương đối đơn thuần hay là người bốn mươi tuổi tương đối đơn thuần hơn?

Vậy đơn thuần thì tốt hơn hay phức tạp thì tốt hơn?

Đơn thuần tốt hơn! Đúng! Chúng ta hay nói rằng, xã hội này là một cái chảo nhuộm lớn, vì vậy chưa chắc là một người sáu mươi tuổi có trí tuệ hơn một người bốn mươi tuổi. Cho nên bây giờ có nhiều người xem sách tâm lý học như vậy, đem lý luận trong sách tâm lý học để dạy dỗ con cái họ.

Có một số người mới bắt đầu thì tiếp xúc lý luận của Liên Xô thì đem lý luận của Liên Xô dạy con cái. Hôm khác lại có người nói với họ, Italia cũng hay lắm, họ lại dùng lý luận của Italia để thử. Lại hôm khác có người nói Châu Âu rất hay, họ lại đem lý luận giáo dục của Châu Âu để mà dạy con.

Xin hỏi con cái người đó sẽ thành ra như thế nào?

Biến thành thế nào?

Rất nhiều người nói biến thành vật thí nghiệm.

Rất nhiều lý luận tâm lý đều đã dùng cái gì để làm thí nghiệm?

Dùng động vật. Cho nên chúng ta nói bọn trẻ hiện nay giống như là con chuột bạch không khác, cung cấp cho người ta thí nghiệm, rất có thể thử nghiệm đến sau cùng thì ồ sai rồi, làm lại từ đầu.

Có thể được không?

Không thể được. Nên con người muốn đưa ra lựa chọn phải có lý trí.

Rốt cuộc thì tư tưởng quan niệm như thế nào mới có thể khiến một đứa trẻ có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, trở thành một người tốt đúng như pháp?

Việc này chúng ta phải nên suy nghĩ. Trong xã hội cũng gặp được một số người bạn rất thành công, nghe xong một tiết học của chúng tôi, họ đứng ở bên cạnh rất lâu không muốn bước đi, đợi cho đến khi tôi giao lưu xong với rất nhiều bằng hữu, họ mới đi đến.

Họ nói với tôi, hôm nay họ nói câu này không khó nghe chút nào, họ nói: Tôi hôm nay nghe thầy Thái giảng về Đệ Tử Quy, tôi mười mấy năm từng trải trong xã hội, rốt cuộc cũng chỉ làm được một, hai câu trong Đệ Tử Quy. Các vị đồng học, vị ấy cũng đã bốn mươi tuổi rồi. Mười mấy năm kinh nghiệm cuộc sống lần mò ra được cũng chỉ được một hai câu giáo huấn của Thánh Hiền.

Vì vậy, rất nhiều người cuộc đời đã đi được bốn mươi hay năm mươi năm rồi, rốt cuộc phát hiện nếu như cuộc đời để cho ta trở lại lần nữa, tôi nhất định sẽ ít phạm lỗi lầm hơn rất nhiều. Chúng ta luôn có sự nuối tiếc như vậy.

Xin hỏi lão Tổ Tông của chúng ta có sự nuối tiếc như vậy hay không?

Có. Vì vậy lão Tổ Tông rất từ bi, rất biết suy nghĩ thay cho con cháu đời sau.

Các vị có cảm nhận được hay không?

Tôi đã từng nghe một vị trưởng giả đã hỏi một câu, tôi từ trước tới giờ chưa nghĩ qua cái vấn đề này, khiến bản thân tôi rất chấn động.

Vị trưởng giả này hỏi: Trong bốn nền văn minh cổ đại chỉ còn lại Trung Quốc.

Tại sao trong lịch sử của toàn Thế giới, mấy nghìn năm lịch sử chỉ còn lại duy nhất một nền văn minh Cổ Đại này?

Nguyên nhân là ở đâu?

Việc này đáng để cho chúng ta phải suy nghĩ.

Có phải là lão Tổ Tông của bốn nền văn minh này đứng trước mặt thần linh mà nói: Nào ta rút thăm được người nào thì dân tộc người đó không bị diệt vong không?

Không thể nào.

Có phải cái thăm này đã may mắn được Tổ Tiên người Trung Quốc chúng ta rút được cho nên văn hóa của chúng ta không bị mất?

Tuyệt đối không phải như vậy.

Thế tại sao văn minh cổ xưa của Trung Quốc có thể truyền được mấy nghìn năm?

Tôi tin rằng Ai Cập cũng tốt, Tây Á cũng tốt. Lúc mới đầu tại sao Tổ Tông của họ phát minh ra văn tự, đã đem những thứ này thông qua văn tự, đem viết ra những kinh nghiệm của họ.

Tại vì sao phải viết?

Nếu như họ mỗi ngày chỉ nghĩ đến việc ăn mặc ngủ nghỉ của bản thân tốt là được rồi, thì họ có vẽ những bức tranh này, những văn tự này lên trên đá hay không?

Không thể nào. Cho nên Lão Tổ Tông của họ cũng đã có cái tâm này, hy vọng truyền thừa trí huệ, kinh nghiệm quan trọng trong cuộc sống lại cho đời sau. Nhưng mà họ đã truyền thừa không thành công, chỉ có lão Tổ Tông Trung Quốc truyền thừa thành công.

Vì vậy, duyên này là duyên phần hiếm có trên cả Thế Giới. Chúng ta nên tìm cho ra nguyên nhân, bạn mới có thể tri duyên, mới có thể trân quý duyên phần này của chúng ta, là tích duyên.

Tại vì sao văn hóa chúng có thể truyền thừa mấy nghìn năm?

Nguyên nhân ở Lão Tổ Tông của chúng ta đã thấy được tiếng nói và chữ viết nhất định phải tách ra mới có thể kéo dài văn hóa mấy nghìn năm không gián đoạn, vì sao vậy?

Vì nếu như văn chương và ngôn ngữ không được tách ra, nếu như ngôn ngữ liên tục thay đổi, thay đổi đến hai trăm năm sau đó, người của hai trăm năm sau nghe hiểu được tiếng của hai trăm năm trước hay không?

Sẽ nghe không hiểu. Một khi nghe không hiểu thì văn chương cũng đọc không hiểu. Chúng tôi có một người bạn đã rời xa quê hương hai mươi năm. Sau hai mươi năm anh ấy trở về quê hương ngồi lại nói chuyện với rất nhiều thân hữu, có những lúc một số lời nói cần phải nghe giải thích thì mới hiểu được.

***