Phaät Giaùo laø giaùo duïc chöù khoâng phaûi laø Toân Giaùo.
Giaùo duïc Thaùnh Hieàn, neàn giaùo duïc töông öng vôùi taùnh ñöùc

daoduc.vn

VÌ CHƯA ĐOẠN ĐƯỢC TẬP KHÍ VÔ THỈ, VÔ MINH

VÌ CHƯA ĐOẠN ĐƯỢC

TẬP KHÍ VÔ THỈ, VÔ MINH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tam hoặc là gì?

Là kiến tư phiền não, trần sa phiền não, vô minh phiền não.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vọng tưởng là vô minh phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư phiền não.

Đoạn tận ba loại phiền não này, là chứng được pháp thân thanh tịnh, thân này vẫn còn, thân này là gì?

Là pháp thân thanh tịnh. Ta xem tất cả các hiện tượng, sum la vạn tượng, toàn là pháp thân thanh tịnh.

Pháp thân có tướng chăng?

Có, đây là tư tưởng của Viên giáo.

Pháp thân ở đâu?

Không có hiện tượng nào không phải pháp thân. Thiền Tông, người đã kiến tánh, mời Hòa Thượng ấn chứng cho họ, đây chính là cơ phong trong Ngũ Đăng Hội Nguyên. Đích thực đối thoại của họ, cử chỉ của họ, không có một pháp nào không phải pháp thân thanh tịnh.

Khi nào có thể kiến tánh?

Tam hoặc cứu cánh thanh tịnh, hoàn toàn buông bỏ, như vậy là kiến tánh. Tam hoặc cứu cánh thanh tịnh này đến tập khí cũng không mang theo, mang theo tập khí là không cứu cánh. Đương nhiên trong này, không có tập khí vô thỉ vô minh.

Nếu trong này bao gồm tập khi vô thỉ vô minh, đây là gì?

Đây là Diệu giác vị. Tập khí vô thỉ vô minh không bao gồm trong này, đó chính là bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ trong Kinh Hoa Nghiêm. Trong câu này bao hàm cả hai ý, chúng ta phải lý giải rõ ràng hai ý nghĩa này. Cứu cánh này có hai nghĩa, thứ nhất là cứu cánh tuyệt đối, thứ hai là cứu cánh tương đối.

Cứu cánh tương đối là gì?

Đối với mười pháp giới, nó là cứu cánh. Một loại là đối với bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ mà nói, cảnh giới đó không giống nhau. Nhưng chúng ta biết, phá nhất phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, đó là pháp thân Đại Sĩ, Viên giáo sơ trụ trở lên.

Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ, có tướng hay không?

Có tướng, đây là Viên giáo nhất thừa nói. Pháp thân của chân không vô tướng là Cõi Thường tịch quang, là Diệu giác chứng được.

Bốn mươi mốt vị pháp thân Đại Sĩ có biết chăng?

Biết nhưng chưa chứng, vì sao chưa chứng được?

Vì chưa đoạn tận tập khí vô thỉ vô minh. Vì thế hai cảnh giới này, đều hiện thị ra pháp pháp tức tánh.

Trong Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa có hai câu: Thị pháp trú pháp vị, tướng thế gian thường trú. Thị pháp là bất cứ pháp nào, bất luận là pháp nào, nó đều trú trong pháp vị.

Pháp vị là gì?

Là vị trí hiện tiền, không phải quá khứ, không phải vị lai, ngay hiện tiền, ngay tại đây.

***